Tìm hiểu đáp án cho câu hỏi “cao răng ở đâu khó lấy nhất”, không ít người “bật ngửa” với 5 vị trí khó làm sạch hàng đầu. Đó là những nơi nào và làm sao để xử lý gọn ghẽ, lấy lại hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh? Dành ngay 5 phút để khám phá câu trả lời qua nội dung ngay dưới đây, bạn nhé.
Menu xem nhanh:
1. Cao răng ở đâu khó lấy nhất?
Cao răng có thể hình thành ở mọi vị trí trên răng, nhưng một số khu vực thường xuyên tích tụ cao răng hơn và khó làm sạch hơn. Việc hiểu rõ cao răng ở đâu khó lấy nhất sẽ giúp bạn chú ý hơn trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Theo các chuyên gia nha khoa, có đến 5 vị trí trong hàm là nơi cao răng “bám trụ” khó xử lý.
1.1. Kẽ răng
Cao răng ở đâu khó lấy nhất, đầu tiên phải kể đến là trong kẽ răng. Khe hẹp giữa các răng là nơi mà bàn chải đánh răng thông thường hầu như không tiếp cận được sâu.
Trong khi đó, quá trình nhai thức ăn lại khiến không ít mảnh vụn nhỏ mắc kẹt lại đó. Nước súc miệng hay các sản phẩm tẩy cao răng thông thường cũng không có tác dụng loại bỏ chúng.
Lâu ngày, chúng tích tụ lại, cùng với vi khuẩn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cao răng trong kẽ hình thành và gây bệnh cho khoang miệng.
1.2. Mặt trong của răng cửa dưới
Vì sao cao răng ở mặt trong của răng cửa dưới lại khó loại bỏ, khi mà bề mặt này rộng và thoáng? Thực tế, tuyến nước bọt dưới lưỡi nằm ngay sát vị trí này. Nước bọt của chúng ta chứa rất nhiều thành phần như chất nhầy, đạm, ure và bạch cầu, men tiêu hóa, chất sát khuẩn và cả muối khoáng.
Do thường xuyên được tiết ra, muối khoáng trong nước bọt đã góp phần thúc đẩy sự hình thành cao răng nhanh và chắc hơn.
Ngoài ra, một số người có thể vô tình bỏ qua một số vị trí ở mặt trong của răng cửa dưới khi đánh răng. Điều này cũng góp phần làm cho cao răng hình thành và tích tụ lâu ngày, trở nên khó loại bỏ.
1.3. Cao răng ở đâu khó lấy nhất? răng khôn
Răng khôn, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, rất khó để làm sạch. Do vị trí mọc ở trong cùng, sâu trong khoang miệng nên các dụng cụ lấy cao răng cầm tay, khó tiếp cận.
Bạn để ý, việc đánh răng hàng ngày cũng vậy, gần như bàn chải đánh răng thường xuyên “bỏ qua” vị trí này.
Các mặt xung quanh răng khôn đều là những góc hẹp, khó quan sát, ít khoảng trống, nhưng lại vừa đủ để thức ăn thừa được “níu” lại và vi khuẩn trú ngụ. Cao răng tích tụ và khó loại bỏ bằng phương pháp thông thường là điều dễ hiểu.
1.4. Mặt ngoài của răng hàm trên
Tương tự như mặt trong của hàm răng dưới, mặt ngoài của hàm răng trên cũng gần sát với “đường đi” của tuyến nước bọt mang tai. Bằng việc vận chuyển thường xuyên các dưỡng chất, bao gồm cả vi khoáng và muối, nước bọt vô tình thúc đẩy sự hình thành cao răng.
Thêm vào đó, việc đánh răng hàng ngày bằng bàn chải thông thường, bạn thường chỉ quan sát rõ khu vực mặt ngoài răng cửa phía trên. Còn các vị trí của răng hàm, nằm sâu bên trong cũng khó quan sát và khó làm sạch.
Đó là lý do chúng ta thường hay thấy răng ố vàng, hình thành mảng bám ở nhiều bề mặt của răng.
1.5. Chân răng
Đi tìm đáp án cho câu hỏi “cao răng ở đâu khó xử lý nhất”, chúng ta không thể không nhắc đến khu vực chân răng. Cụ thể là vùng tiếp giáp giữa răng và nướu, dưới nướu của cả hàm trên và hàm dưới. Đây cũng là vị trí khó xử lý cao răng hàng đầu, có lẽ chỉ sau kẽ răng.
Vì sao cao ở chân răng khó lấy? Chúng ta thường nghĩ ngay đến lý do chúng bị che khuất bởi lợi. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng xuất phát từ sự chủ quan của chúng ta. Vị trí tiếp giáp giữa phần răng trên nướu và dưới nướu, được gọi là chân răng thường có mảng bám chắc và rõ rệt nhất. Ở nhiều người, tình trạng vôi hóa tạo ra những mảng cứng, dày, to hơn hẳn các vị trí khác của răng.
Xem xét lại quá trình đánh răng của chính mình, bạn có thể nhận thấy, bạn thường di chuyển bàn chải chủ yếu ở các mặt của răng, nhưng lại dễ bỏ qua chân răng.
Thêm vào đó, chân răng, đặc biệt là phía trong hàm răng dưới có rất nhiều nước bọt nên càng thúc đẩy sự hình thành của cao răng.
Như vậy, có thể thấy, 5 vị trí của hàm răng khó loại bỏ cao răng chủ yếu do cấu trúc khó tiếp cận, thường hay bỏ qua khi vệ sinh, tiếp xúc nhiều với nước bọt.
2. Giải pháp xử lý cao răng hiệu quả
Câu hỏi “cao răng ở đâu khó lấy nhất” đã có lời giải đáp, vậy phải xử lý thế nào để loại bỏ chúng hiệu quả? Bạn nên tham khảo các chỉ dẫn sau của nha sĩ.
– Vệ sinh răng miệng: Điều quan trọng nhất là phải vệ sinh đúng kỹ thuật. Với bàn chải đánh răng, bạn cần dùng bàn chải mềm, làm sạch 360 độ và kem đánh răng có chứa Fluor. Mỗi ngày, cần đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần kéo dài 3 phút bằng cách di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn quanh răng. Đặc biệt quan tâm đến kẽ và chân răng, vị trí răng trong cùng.
– Dùng chỉ nha khoa và bàn chải kẽ răng: Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày hoặc bản chải kẽ răng để làm sạch khu vực này.
– Súc miệng với nước muối ấm để loại khuẩn và nước súc miệng chứa Fluor để tăng cường bảo vệ răng.
– Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột, tăng rau xanh, trái cây giàu vitamin C loại giòn, uống nước thường xuyên.
– Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ làm sạch khoang miệng ở cả những vị trí khó tiếp cận nhất.
Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt TCI với những trang thiết bị hiện đại bậc nhất và đội ngũ nha sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ giúp bạn xử lý toàn bộ cao răng và các vấn đề về răng miệng hiệu quả, nhanh chóng.
3. Lưu ý khi xử lý cao răng
Khi xử lý cao răng ở những vị trí khó, cao răng bám chắc, bạn không nên chủ quan. Cần lưu ý:
– Không tự dùng dụng cụ kim loại để cạo cao răng tại nhà vì có thể gây tổn thương men răng và nướu.
– Nếu cao răng đã hình thành lâu và cứng, cần đến nha sĩ để được xử lý an toàn và hiệu quả.
– Cao răng khó loại bỏ, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đúng cách thực sự có thể ngăn ngừa sự hình thành cao răng mới.
– Nếu bạn có các vấn đề về nướu như viêm nướu hoặc tụt nướu, cần thông báo cho nha sĩ trước khi lấy cao răng.
Cao răng ở đâu khó lấy nhất – thường là những vị trí khó tiếp cận như kẽ răng, mặt trong răng cửa dưới, răng khôn, và chân răng. Tuy nhiên, với sự kết hợp giữa vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà và lấy cao răng chuyên nghiệp định kỳ, bạn có thể kiểm soát hiệu quả vấn đề cao răng. Hãy nhớ rằng, việc ngăn ngừa sự hình thành cao răng luôn dễ dàng và ít tốn kém hơn so với việc điều trị sau khi cao răng đã hình thành.