Cảnh giác với chứng đau ngực cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Số người bị chứng đau ngực ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, ngoài ra đau ngực còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

1. Đau ngực là gì?

Đau ngực là một thuật ngữ y học thường để chỉ triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nguyên nhân gây đau ngực là do một nhánh nhỏ của động mạch vành bị hẹp, dẫn tới  một vùng cơ tim không được cấp máu đầy đủ nên không đảm bảo nuôi dưỡng cơ tim.

canh-giac-voi-chung-dau-nguc

Đau ngực là triệu chứng phổ biến gặp ở nhiều người, bệnh cảnh báo nguy cơ tim mạch

Tuy nhiên, nhiều người bệnh cho rằng , thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực do những bệnh lý khác ở tim, phổi, thực quản, dạ dày, xương sườn, thần kinh, và ở cơ tim.
Với chứng đau ngực thường tái diễn nhiều lần, cơn đau kéo dài từ 2 đến 10 phút.

2. Những người có nguy cơ đau ngực do cơ tim

canh-giac-voi-chung-dau-nguc.jpeg2

Người trong độ tuổi 40 có nguy cơ mắc đau thắt ngực nhiều nhất

Đau ngực do cơ tim thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi,  nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra, những người mắc các bệnh tặng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, người ăn nhiều chất béo, những người hút thuốc lá, ít vận động, gia đình tiền sử có người bị đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… đều là đối tượng có nguy cơ bị cơn đau ngực nhất là chứng đau thắt ngực.

3. Khi nào xuất hiện cơn đau ngực

Đau ngực mà cụ thể là chứng đau thắt vùng ngực xuất hiện sau mỗi hoạt động gắng sức như chạy, leo dốc cầu thang, quan hệ tình dục… ngoài ra, yếu tố tâm lý như xúc động mạnh, bực tức, cáu giận, lo sợ… cũng có thể làm xuất hiện cơn đau.

4. Tự cắt cơn đau ngực như thế nào?

Đa số đau ngực thường khởi phát từ giữa ngực ngay sau xương ức, sau đó đau lan rộng từ ngực lên vai trái. Có thể đau xuống cánh tay trái, cẳng tay trái, ngón tay trái và thường là ngón út. Một số ít trường hợp lan lên cổ, tay phải, thượng vị nhưng không bao giờ lan xuống đến rốn.
Khi hoạt động gắng sức mà cơn đau xuất hiện, người bệnh cần dừng ngay hoạt động lại và nghỉ ngơi, cơn đau sẽ hết sau vài phút. Khi có những dấu hiệu cơn đau tức ngực, để đảm bảo tính an toàn người bệnh cần đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán kịp thời.

canh-giac-voi-chung-dau-nguc.jpeg3

Khám chuyên khoa tim mạch khi thấy cơn đau dữ dội và thường xuyên xuất hiện

Việc sử dụng thuốc trong điều trị đau ngực cần tuân theo chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, nên áp dụng chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh giảm mỡ và muối, không hút thuốc lá. Đồng thời luyện tập thể dục và vận động thân thể, điều trị tốt các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital