Tình trạng dị vật mũi bỏ quên khá phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng dị vật đường thở, dị vật đường ăn uống với trẻ. Phát hiện sớm, giải quyết kịp thời là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này, cập nhật phương pháp xử trí đúng cách để luôn bảo vệ con yêu của bạn.
Menu xem nhanh:
1. Dị vật mũi bỏ quên – Hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ
Dị vật mũi bỏ quên, hay còn được gọi là dị vật đường thở, là tình trạng mũi có vật lạ xâm nhập. Hiện tượng này rất dễ gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, khoảng 80% ca mắc dị vật bỏ quên trong mũi xuất hiện ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ nhiều tò mò, thích khám phá và chưa ý thức được những nguy hiểm từ các đồ vật xung quanh mình. Tâm lý tự nhiên muốn thử mọi giác quan khiến trẻ dễ bỏ các đồ vật vào mũi.
Mũi có dị vật bỏ quên có thể xuất phát từ chính trẻ, hoặc từ các trẻ bên cạnh nô đùa cạnh nhau gây nên. Phổ biến hơn cả là tình trạng trẻ đang ăn thì bị sặc, vấp ngã, khóc hoặc cười quá khích, khiến thức ăn theo luồng không khí rơi vào khu vực mũi.
Các vật thường dễ trở thành dị vật trong mũi trẻ bao gồm: cúc áo, hạt ngô, hạt đậu, viên bi nhỏ, thuốc viên, dây thun,… hoặc các vật nhỏ trong tầm với của trẻ. Trong thực tế, đã có trường hợp trẻ bị mắc pin cúc áo trong mũi, gây nên tình trạng mũi chảy máu và bị axit phá hủy, nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài về sau.
2. Dị vật mũi bỏ quên ở trẻ có nguy hiểm không?
Dị vật trong mũi trẻ thông thường không nguy hiểm và có thể lấy ra bằng các phương pháp đơn giản. Đó là khi vật bị bỏ quên trong mũi trẻ có kích thước nhỏ. Lúc này, dị vật không gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Một số trường hợp dị vật không ảnh hưởng đến vấn đề thở của trẻ cũng có thể trì hoãn việc lấy ra trong thời gian nhất định.
Tuy nhiên, nhiều vật bỏ quên trong khoang mũi trẻ có khả năng không ở một vị trí cố định mà có nguy cơ di chuyển đến các vị trí khác. Điều này sẽ gây cản trở đường thở hoặc đường ăn uống của trẻ. Bên cạnh đó, những đồ vật mắc lại trong mũi có chứa hóa chất sẽ rất nguy hiểm khi không được loại bỏ kịp thời. Chúng có thể gây vấn đề viêm loét, tổn thương, chảy máu mũi,… cho trẻ nhỏ, cùng nguy cơ biến chứng viêm tai, viêm mũi xoang,.. hoặc trở thành dị vật đường hấp, dị vật đường tiêu hóa với nhiều hệ lụy. Do đó, cha mẹ nên chú ý phát hiện sớm tình trạng trẻ bỏ quên vật lạ trong mũi và có cách xử trí hợp lý, tránh những biến chứng không đáng có.
3. Cách phát hiện tình trạng dị vật trong mũi trẻ
Trẻ em không ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề dị vật trong mũi bị bỏ quên. Thêm nữa, do tâm lý mải chơi, trẻ dễ quên đi cảm giác vướng ở mũi. Nhiều dị vật nguy hiểm để quên trong mũi trẻ sẽ trở thành mối nguy hiểm lâu dài. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát và phát hiện sớm khi trẻ có dị vật mũi.
Với tình trạng trẻ chưa biết nói, sẽ khó khăn hơn khi chẩn đoán dị vật mũi. Do các bé tầm dưới 2 tuổi chưa biểu đạt được cảm xúc qua ngôn từ, cha mẹ cần chú ý, nghi ngờ vấn đề khi trẻ có những biểu hiện như:
– Trẻ có dấu hiệu ngứa mũi, tức ở mũi.
– Trẻ hay đưa tay lên dụi mũi cùng cảm giác khó chịu.
– Trẻ ngủ ngáy bất thường, thở rít.
– Trẻ nghẹt mũi, đau mũi.
– Trẻ bị chảy máu mũi/chảy nước mũi.
– Trẻ ho ra máu.
4. Xử lý và phòng tránh tình trạng trẻ bỏ quên vật lạ trong mũi
4.1. Xử lý, điều trị dị vật mũi bỏ quên ở trẻ
Khi phát hiện trẻ có vật lạ mắc trong mũi, cha mẹ cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề. Nếu dị vật nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi mạnh. Tuyệt đối tránh việc sử dụng bông, tăm bông hoặc tay để bịt cánh mũi có dị vật. Cha mẹ cũng không nên bảo trẻ hít mạnh khiến dị vật di chuyển sâu vào trong hốc mũi hơn.
Nếu vật nằm sâu trong mũi trẻ, không lấy ra dễ dàng, cha mẹ không nên tự xử lý. Hãy đưa con tới các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín để trẻ được hỗ trợ khám và lấy dị vật ra đúng cách, kịp thời. Tùy từng tình huống, các bác sĩ có thể thực hiện thổi ngạt, khai thông đường thở hoặc dùng thủ thuật Heimlich đẩy dị vật ra khỏi mũi trẻ.
Trẻ cũng có thể có nguy cơ nhiễm trùng do mắc dị vật mũi. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ định scan, nội soi thăm khám. Thủ thuật loại bỏ dị vật cho trẻ cần kết hợp hỗ trợ hô hấp trong và sau điều trị. Lúc này, sau khi lấy dị vật khỏi mũi trẻ bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ theo dõi và điều trị biến chứng tương ứng với trẻ. Dị vật càng nguy hiểm, càng cần sớm được lấy ra khỏi mũi các bé.
4.2. Phòng ngừa tình trạng dị vật mũi bỏ quên ở trẻ
Chủ động phòng ngừa là điều tiên quyết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên chú ý để luôn giữ trẻ an toàn khỏi các dị vật bằng cách:
– Hạn chế việc cho trẻ chơi đồ chơi có chi tiết nhỏ.
– Luôn quan sát trẻ. Ngăn tình trạng trẻ cho đồ vật lên mũi.
– Giáo dục trẻ về việc nguy hiểm khi đưa các đồ vật vào mũi, miệng.
– Tránh tình trạng trẻ nô cười, chạy nhảy khi đang ăn. Tình trạng trẻ nô đùa khi ăn dễ gây sặc cơm, khiến dị vật dễ xuất hiện tại mũi trẻ.
– Khi trẻ khóc, không ép trẻ ăn thêm.
– Với các bé không có khả năng nhai kĩ, cha mẹ nên băm hoặc xay thức ăn cho con. Cách này cũng sẽ hạn chế được tình trạng hóc hoặc sặc đồ ăn ở trẻ.
– Kiểm tra tai mũi họng thường xuyên cho trẻ. Bạn nên xem xét hằng ngày để đảm bảo không để bé bị dị vật trong mũi, cũng như phòng tránh các vấn đề và bệnh lý do thời tiết hoặc tai nạn không kiểm soát trẻ vô tình gặp phải.
Cha mẹ cần nhớ rằng, dị vật mũi bỏ quên ở trẻ dù là hiện tượng phổ biến, nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Đặc biệt, với độ tuổi còn nhỏ, chưa tự phát hiện và biểu đạt các vấn đề sức khỏe của mình, trẻ em là đối tượng càng dễ bị các hệ lụy lâu dài về sức khỏe do không được điều trị đúng thời điểm. Vì thế, cần luôn nâng cao sự cảnh giác với tình trạng này, phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho con của bạn.