Cẩn trọng với chứng đau nhức xương khớp ở thời điểm giao mùa

Gió mùa về, thời tiết chuyển lạnh, nhiều người bị cơn đau nhức xương khớp “ghé thăm”. Những cơn đau nhức kéo dài gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống hằng ngày, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Trời chuyển lạnh – thời điểm đễ bị đau nhức xương khớp

Các thống kê gần đây chỉ ra rằng, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh lý cơ xương khớp cao nhất thế giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể, số liệu của Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho thấy có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp.

Khi thời tiết chuyển lạnh, triệu chứng của các căn bệnh xương khớp trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, bác sĩ CKII, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan – chuyên gia Cơ xương khớp tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết: “Khi thời tiết thay đổi, trời lạnh đột ngột thì sự chuyển hóa những sản phẩm trung gian từ hoạt động khớp bị ứ trệ. Bên cạnh đó, nhiệt độ giảm, các cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh bị kích thích và tăng cảm giác đau. Đặc biệt khi một khớp vận động bất luận khớp nào trong cơ thể đều sinh ra một sản phẩm chuyển hóa trung gian là axit lactic. Trường hợp chúng ta không vận động hoặc do thời tiết lạnh sẽ làm ứ đọng axit lactic nhiều trong các khớp, không giải phóng ra được, từ đó gây nên triệu chứng đau nhức.”

Thời điểm chuyển mùa nhiều người đối mặt với các triệu chứng đau mỏi xương khớp (Ảnh: Freepik)

Thời điểm chuyển mùa nhiều người đối mặt với các triệu chứng đau mỏi xương khớp (Ảnh: Freepik)

Sự thay đổi thời tiết thất thường, lúc khô hanh, khi mưa phùn ẩm ướt khiến cơ thể con người có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến máu lưu thông kém hiệu quả hơn. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da cũng làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, giảm lưu thông dịch khớp. Lưu lượng máu đến xương cũng bị suy giảm nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị tổn thương, từ đó gây nên triệu chứng đau nhức.

Bên cạnh đó, cùng với tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như tuần hoàn tại chỗ nuôi dưỡng khớp suy giảm; độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi vận mạch, … cũng là nguyên nhân góp phần làm các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp xuất hiện khi giao mùa.

Không chỉ ảnh hưởng đến những người có sẵn bệnh nền, thời tiết lạnh cũng tác động đến những người khỏe mạnh. Trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm các gân cơ co rút lại, dịch khớp đông đặc hơn. Điều này làm khớp khô cứng, đau mỏi, hạn chế sự linh hoạt. Ngoài ra, khi trời lạnh, chúng ta có xu hướng ít vận động, tập luyện hàng ngày vì vậy khí huyết kém lưu thông khiến các khớp đau nhức.

Bảo vệ cơ thể, cải thiện sức khỏe xương khớp trong mùa lạnh

Bệnh cơ xương khớp không gây chết người nhưng nguy cơ gây tàn phế cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc hằng ngày. Các nghiên cứu của Hội Cơ xương khớp Việt Nam trên bệnh nhân cho thấy khoảng 5 năm sau khi bệnh khởi phát, số bệnh nhân có thể lao động bình thường chỉ khoảng 40%, trong đó 16% người bệnh mất chức năng đi lại nghiêm trọng.

“Triệu chứng đau nhức xương khớp khi trời chuyển lạnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, khi thấy các bất thường, bệnh nhân nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn cách sinh hoạt, vận động phù hợp”, bác sĩ Loan cho biết.

Phát hiện sớm bệnh lý xương khớp nhờ bác sĩ giỏi và kỹ thuật chẩn đoán hiện đại (Ảnh: TCI)

Phát hiện sớm bệnh lý xương khớp nhờ bác sĩ giỏi và kỹ thuật chẩn đoán hiện đại (Ảnh: TCI)

Để đảm bảo hệ thống cơ xương khớp trong mùa đông và dự phòng bệnh lý không đáng có, bác sĩ Loan chia sẻ: “Người mắc bệnh lý xương khớp cần tuân thủ phác đồ điều trị nội khoa, sử dụng thuốc chống viêm, chống lão hóa, cung cấp chất nhờn, bổ sung vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, cần lưu ý chế độ ăn uống, đảm bảo nguyên tắc đủ dinh dưỡng nhưng không được béo phì. Nếu trọng lượng lớn sẽ gây áp lực nặng nề lên cột sống và khớp gối làm bệnh trở nặng hơn.”

Đặc biệt, vào mùa đông khi trời lạnh và nhiệt độ xuống thấp, mỗi người nên chú ý tăng cường giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, ngực, tay, chân trong đó lưu ý giữ ấm các khớp dễ thoái hóa như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, bàn tay, … Khi có triệu chứng tê cứng, đau nhức, cần làm ấm bằng dầu gió, cao nóng, túi chườm, … mục đích giúp mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông dễ dàng đến cung cấp dưỡng chất cho khớp.

Chườm ấm, sử dụng dầu gió có thể cải thiện triệu chứng đau nhức vào mùa lạnh (Ảnh: Freepik)

Chườm ấm, sử dụng dầu gió có thể cải thiện triệu chứng đau nhức vào mùa lạnh (Ảnh: Freepik)

Để giảm đau xương khớp mùa lạnh, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa vận động mạnh để giảm áp lực lên khớp. Tuy nhiên, cũng không nên ngồi và nằm một tư thế quá lâu vì có thể làm tê cứng khớp, gây đau mỏi.

Bác sĩ Loan gợi ý mỗi người nên tăng cường vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Nhiều người vẫn giữ suy nghĩ khi đau nhức xương khớp không nên cử động nhiều vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng. Thực chất, khi bị viêm khớp, mọi người càng nên vận động nhiều hơn để giúp khí huyết lưu thông, tạo điều kiện cho mô sụn hấp thu dưỡng chất, tăng tiết dịch và bôi trơn khớp. Chú ý lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức và duy trì trong 30 phút mỗi ngày như bơi, đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh, …

Infobox:
Thăm khám Cơ xương khớp tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI với các chuyên gia giỏi, cùng với sự trợ giúp đắc lực của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đầy đủ. Đặc biệt, TCI đang có chương trình hỗ trợ thiết thực: Miễn phí khám ban đầu với bác sĩ; Giảm 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm (tại 32 Đại Từ); riêng cơ sở 32 Đại Từ tặng thêm 30% chụp CT tất cả các vị trí. Liên hệ

Phát hiện và điều trị bệnh cơ xương khớp


Hotline 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital