Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật hình ảnh hiện đại và hiệu quả hàng đầu hiện nay giúp xác định được vị trí thương tổn cũng như tình trạng cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết phải lưu ý những gì khi chụp cộng hưởng từ chưa? Dưới đây sẽ là một số lưu ý khi thực hiện chụp để kết quả chụp MRI chính xác nhất.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI
1.1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng từ trường và sóng vô tuyến. Khi chụp, sóng từ trường và vô tuyến sẽ kích thích các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể người, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này sẽ truyền ra một tín hiệu và tín hiệu này sẽ được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi thành hình ảnh.
Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ (tia X) nên rất an toàn và được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao để chụp và chẩn đoán bệnh. Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và chi tiết, có khả năng tái tạo thành hình ảnh 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cao cho bác sĩ. Trong rất nhiều trường hợp, chụp MRI đem lại hiệu quả chẩn đoán tốt hơn rất nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT,…
1.2. Khi nào bệnh nhân được chỉ định chụp MRI?
Trong các trường hợp sau bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ:
– Đang có các vấn đề về khớp như đau khớp vai, khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân,…
– Bệnh liên quan đến cột sốt như chấn thương cột sống, u tủy sống, thoát vị đĩa đệm,…
– Nghi ngờ mắc các bệnh về não và mạch máu như, viêm màng não, tai biến, u não, dị dạng mạch máu não,…
– Các trường hợp xuất hiện nghi ngờ có các khối u phần mềm hay dấu hiệu mắc ung thư.
– Kiểm tra tình trạng của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như thận, gan, lá lách,… hoặc tử cung, vú ở phụ nữ.
1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp cộng hưởng từ
Ưu điểm của phương pháp chụp MRI:
– Chụp MRI an toàn với người bệnh bởi không xâm lấn và không sử dụng tia xạ. Phù hợp cho cả người bệnh là người già và trẻ em, người có sức khỏe yếu, người bệnh đang phẫu thuật,…
– Chất lượng hình ảnh cao, rõ nét cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện, không bỏ sót các tổn thương dù là nhỏ nhất.
– Hỗ trợ tối đa bác sĩ trong việc thăm khám chuyên sâu, phát hiện các bệnh lý sọ não, cột sống, tim mạch và ung bướu chính xác nhất.
Nhược điểm của phương pháp chụp MRI:
– Thời gian chụp dài nên sẽ gặp khó khăn với những bệnh nhân đang trong tình trạng cần cấp cứu ngay, bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc không chịu hợp tác.
– Vì không thể mang theo thiết bị hồi sức trong suốt quá trình chụp, nên rất khó để cấp cứu nếu trường hợp bệnh nhân đang gặp nguy hiểm.
– Hạn chế trong việc đánh giá các tổn thương xương hoặc những tổn thương có canxi.
2. Những lưu ý khi chụp để kết quả chụp MRI chính xác
2.1. Lưu ý trước khi chụp để đảm bảo kết quả chụp MRI chính xác
Dưới đây là một số lưu ý trước khi chụp MRI:
– Trước ngày chụp MRI, người bệnh có thể ăn uống và sử dụng các loại thuốc được kê theo đơn như bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp phải tiêm thuốc đối quang từ, thuốc gây mê hoặc chụp gan mật, người bệnh có thể được yêu cầu không ăn hoặc uống gì trong tối đa 4 giờ trước khi chụp để việc hình ảnh thu được rõ ràng hơn.
– Chụp MRI không được chỉ định cho các phụ nữ có thai dưới 3 tháng.
– Trước khi chụp MRI, người bệnh sẽ được yêu cầu trả lời một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý.
– Bệnh nhân nữ không được trang điểm vùng mắt khi chụp MRI vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh chụp.
– Bệnh nhân có các vật kim loại có từ tính đặt trong cơ thể như thay khớp kim loại, nẹp vít xương, máy tạo nhịp…. sẽ có thể không thực hiện chụp MRI
– Trước khi chụp, người bệnh sẽ được yêu cầu loại bỏ tất cả các vật dụng kim loại có từ tính bao gồm điện thoại di động, chìa khóa, đồng hồ, đồ trang sức, răng giả,…
– Bên cạnh đó, người bệnh cũng được thay trang phục chuyên dùng khi chụp bởi vì quần áo thông thường có thể có khóa, ốc vít, nút, thắt lưng làm bằng kim loại.
2.2. Lưu ý trong khi chụp để đảm bảo kết quả chụp MRI chính xác
Để đảm bảo kết quả chụp MRI chính xác nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau trong khi chụp MRI:
– Luôn cố gắng giữ cố định phần cơ thể trong suốt quá trình chụp để tránh hình ảnh thu được khi chụp bị mờ và mất nét.
– Người bệnh cần đeo tai chụp để hạn chế bớt tiếng ồn.
– Khi chụp MRI vùng cổ, bệnh nhân có thể được yêu cầu không nuốt nước bọt trong khi chụp.
– Khi chụp vùng ngực hoặc bụng, bệnh nhân có thể được yêu cầu nín hơi thở trong khoảng thời gian ngắn để hình ảnh được sắc nét hơn.
– Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của kỹ thuật viên và bác sĩ trong quá trình chụp theo hiệu lệnh.
Để có kết quả chụp MRI hiệu quả, bệnh nhân cần chọn cơ sở khám uy tín để thực hiện. Hiện nay, một trong những địa chỉ khám được đánh giá cao cả về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ chính là Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với sự đầu tư về trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ cũng như trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, tiên tiến trên thế giới, đảm bảo sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ hài lòng nhất. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc phần nào giúp bạn biết thêm những lưu ý khi chụp MRI.