Cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em bố mẹ nên biết

Tham vấn bác sĩ

Sốt cao co giật là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé từ 6 tháng tới dưới 5 tuổi. Hiện tượng này rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Nếu bố mẹ không phát hiện và biết cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em kịp thời thì con có thể đe dọa tới tính mạng của con. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về cách xử trí hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ với bài viết bên dưới nhé.

Menu xem nhanh:

1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ em

1.1. Nguyên nhân sốt cao co giật

Nguyên nhân thường do các bệnh cấp tính gây sốt cao dẫn đến co giật như: nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hệ tiết niệu… do vi khuẩn , virus gây ra, một số trường hợp sốt không phải do nhiễm trùng như các bệnh hệ thống, bệnh ung thư…

1.2. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sốt cao co giật

Trên thực tế, hiện tượng co giật do sốt thường gặp ở những trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Với những bé gái có độ tuổi càng nhỏ thì nguy cơ bị sốt cao co giật thường cao hơn các bé trai trong cùng độ tuổi.

Theo các bác sĩ, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc anh, chị, em ruột từng bị co giật do sốt thì em bé được sinh ra sẽ có nguy mắc bệnh này cao hơn so với những trẻ khác.

Sốt cao co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ

Sốt cao co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Một số biểu hiện giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị sốt cao co giật

Hiện tượng sốt cao co giật có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ sau này. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ về các biểu hiện cũng như diễn biến của bệnh. Do vậy, nhiều bậc phụ huynh không biết những cơn co giật này xuất phát từ đâu và nên xử trí ra sao.

Theo các chuyên gia, hiện tượng sốt cao co giật có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do trẻ nhỏ bị sốt quá cao. Để dễ dàng nhận biết được trẻ có bị co giật do sốt cao hay không, bố mẹ có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây:

– Tay chân con cứng lại, hai mắt trợn ngược, sau đó xuất hiện triệu chứng co giật, có thể, co giật cả hai bên tay, chân.

– Sau khi trải qua các cơn co giật, trẻ nhỏ thường ngủ lịm.

– Trẻ em có thể ngừng thở ngắn trong cơn co giật

– Trẻ nhỏ xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đi tiểu và đi ngoài không tự chủ.

3. Cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em bố mẹ cần “nằm lòng”

Vì những cơn co giật kéo dài hoặc diễn ra liên tục có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ không hiểu rõ hoặc xử trí hiện tượng co giật do sốt, ở trẻ em sai cách có thể khiến bé rơi vào tình trạng nguy kịch. Do đó, khi con có dấu hiệu co giật do sốt, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là đặt bé nằm xuống giường hoặc trên phản bằng phẳng để đề phòng trẻ bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Đặt trẻ nằm nghiêng trái tránh bị sặc do đờm dãi và các chất nôn.

Tiếp đến, bố mẹ nên cởi bỏ tất cả quần áo của con hoặc nới rộng quần áo, đặc biệt là vùng cổ. Sau đó, các bậc phụ huynh hãy lấy một chiếc khăn bông mềm nhúng vào nước ấm rồi vắt hết nước và lau khô khắp người cho con, nhất là vùng bẹn, nách, trán cho tới khi trẻ hết co giật.

Hơn nữa, vì trẻ em bị co giật do sốt, không được uống thuốc nên bố mẹ cần phải nhanh chóng đặt thuốc hạ nhiệt vào hậu môn cho con. Ngay khi bé ngừng co giật thì bố mẹ hãy đặt con nằm thẳng đầu hơi ngửa ra sau tránh trào ngược dịch nôn trớ vào phổi gây nguy hiểm tới tính mạng. Sau đó, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị sốt cao co giật và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để tránh nguy hiểm tới tính mạng của con, bố mẹ nên biết cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

Để tránh nguy hiểm tới tính mạng của con, bố mẹ nên biết cách xử trí hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ em

4. Một số điều cần tránh khi xử trí hiện tượng sốt cao co giật ở trẻ em

– Không nên ghì chặt con vì việc làm này có thể sẽ gây tổn thương tới một số bộ phận trên cơ thể hoặc làm gãy xương của trẻ.

– Không được cho con ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong và sau cơn giật khi trẻ chưa tỉnh hẳn vì có thể khiến trẻ bị sặc.

– Không được đặt vật cứng ngang mồm của con vì như vậy sẽ khiến trẻ bị gãy răng, tổn thương niêm mạc miệng hoặc tụt lợi.

– Không ủ ấm hoặc mặc thêm quần áo cho trẻ nhỏ, thay vào đó bố mẹ phải nhanh chóng tìm cách hạ nhiệt cho con thông qua việc làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đây là biện pháp an toàn và tốt nhất để đề phòng và cắt cơn co giật ở trẻ em.

Không nên ủ ấm hoặc mặc thêm quần áo khi trẻ bị sốt cao co giật

Không nên ủ ấm hoặc mặc thêm quần áo khi trẻ bị sốt cao co giật

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh nguy cơ bị co giật ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện ngay khi bé có dấu hiệu sốt cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital