Cách trị sỏi mật hiệu quả và nhanh chóng nhất là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm. Sỏi mật có gây biến chứng hay không, cần xử lý như thế nào khi có sỏi? Những thông tin cần thiết sẽ được cập nhật trong bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân hình thành sỏi mật
Túi mật là một bộ phận nằm ở dưới thùy gan phải, là một túi nhỏ có màu xanh lam. Túi mật nối với đường mật qua ống túi mật. Nhiệm vụ của nó là lưu giữ và cô đặc dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa. Đặc biệt là hỗ trợ tiêu hóa chất béo và thức ăn nhiều dầu mỡ… Khi đó, túi mật sẽ hoạt động mạnh để giúp đẩy dịch mật vào đường mật, đi xuống tá tràng.
Dịch mật là một hợp chất giúp tiêu thụ chất béo. Theo quá trình dịch mật được tiết ra và đổ vào ruột đồng thời túi mật co thắt, thì một số chất sẽ kết tinh và tạo thành sỏi từ đây. Sỏi mật được hình thành với những viên nhỏ, có nhiều thành phần khác nhau. Những thành phần trong sỏi mật thường là: cholesterol, sỏi sắc tố, sỏi từ trứng và xác các ký sinh trùng thuộc đường ruột. Sỏi mật được nhận biết qua phương pháp siêu âm, chụp CT và các phương pháp chụp chiếu khác.
2. Biến chứng sỏi mật nếu không được điều trị
Sỏi mật xuất hiện với kích thước nhỏ và không gây triệu chứng gì thì không nguy hiểm. Tuy nhiên sỏi mật có triệu chứng thì cần can thiệp điều trị dù ở kích thước nào. Người có sỏi mật không cần lo lắng vì nếu không có nguy cơ hoặc triệu chứng tiến triển thành ung thư, sỏi quá lớn… thì đều không cần can thiệp ngoại khoa.
Sỏi túi mật cần được điều trị vì nếu sỏi phát triển về kích thước, có hình thái bất thường… có thể gây nên những biến chứng sau:
– Viêm túi mật cấp: Biến chứng này xảy ra khi sỏi kẹt ở cổ hoặc kẹt ở ống của túi mật. Sỏi kẹt gây tắc nghẽn và cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu.
– Viêm đường mật: Biến chứng này xảy ra khi sỏi có kích thước lớn và rơi vào ống mật. Khi đường mật bị tắc nghẽn và bị sưng viêm thì cần can thiệp ngay để lấy sỏi ra ngoài.
– Viêm tụy cấp: Sỏi kích thước lớn làm tắc ống mật và ống tụy sẽ gây ra biến chứng viêm tụy cấp. Những tình trạng viêm nhiễm cấp tính đều cần can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra ngoài ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến sức khỏe.
– Ung thư: Ung thư không phải là biến chứng thường gặp, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ nhỏ sỏi túi mật gây ung thư. Thông thường, đối với những viên sỏi quá lớn, sỏi có kèm polyp với những hình dạng khác lạ… thì cần chú ý đặc biệt vì có nguy cơ gây ung thư.
3. Cách trị sỏi mật hiệu quả
Tùy vào từng tình trạng sỏi mà có cách điều trị sỏi mật mật khác nhau:
3.1. Cách trị sỏi mật chưa biến chứng
– Đối với những viên sỏi túi mật có kích thước nhỏ và vừa, không có hình thái bất thường… thì sẽ ưu tiên điều trị không phẫu thuật.
Những phương pháp điều trị thường được ứng dụng là:
– Dùng thuốc hỗ trợ tan sỏi
– Tán sỏi
– Lấy sỏi nội soi
Mỗi vị trí, kích thước sỏi mật khác nhau sẽ áp dụng biện pháp phù hợp. Cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp sức khỏe hoặc cơ thể không tương thích với phương pháp nào đó sẽ được linh động chuyển phương pháp. Tuy nhiên, đặc điểm chung của những phương pháp điều trị này là chỉ có thể hết sỏi tạm thời. Sỏi mật sẽ tái phát sớm tùy vào cơ địa và chế độ ăn uống, sinh hoạt.
3.2. Cách trị sỏi mật có nguy cơ biến chứng
Đối với những viên sỏi mật có kích thước lớn, sỏi nguy cơ gây biến chứng hoặc có biến chứng cấp tính, chỉ định cắt túi mật là cần thiết. Việc cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của người bệnh. Người không có túi mật vẫn được đảm bảo sức khỏe so với những người khác.
Túi mật được cắt bỏ theo 2 phương pháp là mổ mở hoặc mổ nội soi. Hiện nay, mổ nội soi là phương pháp được ưu tiên áp dụng vì phương pháp này ít đau, mau lành hơn so với mổ truyền thống. Người bệnh chỉ có sẹo nhỏ sau phẫu thuật, thời gian xuất viện cũng sớm hơn. Khi cắt bỏ túi mật, biến chứng gây ra bởi sỏi cũng sẽ được chấm dứt hoàn toàn.
3.3. Kết hợp ăn uống, sinh hoạt phù hợp khi điều trị sỏi mật
Điều trị sỏi mật bằng các phương pháp không phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
– Cần duy trì thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung chất béo tốt.
– giữ cân nặng ở mức vừa phải
– Chăm chỉ vận động hằng ngày bằng các bài tập phù hợp
– Nếu người có sỏi mật đồng thời mắc bệnh về máu cần được theo dõi sát sao qua siêu âm định kỳ.
Đối với người bệnh đã phẫu thuật cắt túi mật, cần lưu ý:
– Chú ý ăn thanh đạm, ăn lỏng dễ tiêu hóa trong thời gian đầu vừa cắt túi mật
– Một số dấu hiệu khác lạ có thể diễn ra sau khi cắt túi mật đó là chướng bụng, chậm tiêu khi ăn các thực phẩm chứa chất béo. Hiện tượng này sẽ được cải thiện vào sau này nếu người bệnh duy trì thực đơn phù hợp.
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ chăm sóc tại nhà phù hợp nhất để chóng lành vết thương sau phẫu thuật.
Cách trị sỏi mật hiệu quả cần dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần thăm khám tại đơn vị uy tín để hiểu rõ về mức độ bệnh của mình. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hay dùng thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể gây các biến chứng nguy hiểm khác.