Cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm vi khuẩn HP nếu cha mẹ bị nhiễm vi khuẩn này. Trẻ nhiễm HP có nhiều điểm khác với người lớn. Vậy cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhiễm HP đều là do lây nhiễm trong sinh hoạt từ môi trường sống.

  • Do cha mẹ nhiễm vi khuẩn HP không có biện pháp phòng bệnh cho trẻ hiệu quả. Thường xuyên hôn, mớm cơm cho trẻ hoặc cho bé ăn chung các đồ dùng như đũa, bát, thìa…
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho trẻ khi sử dụng chung đồ dùng ăn uống

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho trẻ khi sử dụng chung đồ dùng ăn uống

  • Trẻ cũng có thể lây vi khuẩn HP khi ăn thực phẩm sống, chưa chín kỹ có chứa mầm bệnh. Thức ăn không được che đậy kỹ khiến ruồi, gián mang mầm bệnh vào thực phẩm. Trẻ ăn vào mắc bệnh.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em thường thấp hơn người lớn. Càng lớn tuổi thì khả năng mắc HP càng cao. Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ không dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần phải phát hiện và điều trị triệt để vi khuẩn HP cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý ở dạ dày.

Cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP

Thông thường sau khi bị nhiễm vi khuẩn HP một thời gian trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ có các triệu chứng đau bụng, ăn uống kém

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ có các triệu chứng đau bụng, ăn uống kém

  • Bị đau bụng dưới sườn phải thường xuyên
  • Hay ợ chua, buồn nôn, nôn, ợ hơi khó tiêu
  • Thường bị rối loạn tiêu hóa đau bụng, tiêu chảy, đi phân đen

Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để làm các xét nghiệm phát hiện sớm vi khuẩn HP.

Các xét nghiệm cần thực hiện để phát hiện vi khuẩn HP ở trẻ là:

  • Test HP thở
  • Nội soi dạ dày
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân

Cách xử trí khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP

Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo phác đồ phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc  bởi sẽ gây tác dụng phụ hoặc khiến bệnh lâu khỏi hơn.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có thuốc điều trị bệnh phù hợp

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có thuốc điều trị bệnh phù hợp

Ngoài ra, cha mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống đúng cách, hạn chế những thực phẩm chua, cay, nóng, thực phẩm lên men sẽ không tốt cho trẻ. Nên cho trẻ ăn chín, ăn đúng giờ, không cho trẻ ăn quá no, thức quá khuya sẽ làm cho bệnh dạ dày ngày một nghiêm trọng hơn.

Đối với những trường hợp gia đình có tiền sử mắc các bệnh ở dạ dày do vi khuẩn HP thì gia đình cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, xử trí kịp thời nếu có bất cứ biến chứng nào xảy ra.

Để tìm hiểu thêm về cách phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital