Theo Hội khoa học Tiêu hóa, có tới 26% dân số tại Việt Nam mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – Đây là bệnh lý nếu không được điều tốt để sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: Xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đạt hiệu quả cao và một số lời khuyên hữu ích trong quá trình điều trị đi kèm.
Menu xem nhanh:
1. Thủ phạm nào gây viêm loét dạ dày?
Xác định được chính xác thủ phạm gây ra bệnh lý viêm loét dạ dày sẽ giúp tìm được giải pháp điều trị hiệu quả, loại bỏ những triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng công việc và cuộc sống hàng ngày như: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ói, chướng bụng đầy hơi…
Viêm loét dạ dày – tá tràng xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:
– Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được xem là thủ phạm hàng đầu gây viêm, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Tại Hà Nội cứ 1000 người dân thì có tới 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Tại TP. Hồ Chí Minh, chiếm đến 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
– Do thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay nóng, chua, mặn, thực phẩm sống như gỏi, tiết canh, sử dụng nhiều rượu bia chất kích thích, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
– Thói quen nhịn đói, ăn uống thất thường không đúng bữa, ăn quá khuya là tác nhân gây ra viêm loét dạ dày.
– Áp lực, căng thẳng liên tục trong công việc, cuộc sống…
2. Cách điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả hiện nay
2.1 Điều trị nội khoa viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị viêm dạ dày tá tràng phụ thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn bệnh, bệnh sử, yếu tố nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất. Viêm dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị y khoa từ bác sĩ. Hầu hết viêm loét thường sẽ được sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ. Các thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh lý này là:
– Nhóm thuốc kháng axit giúp trung hòa dịch vị dạ dày, tá tràng, bảo vệ các tế bào ở niêm mạc, hỗ trợ chống đầy hơi dạ dày.
– Nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày, tá tràng
– Nhóm thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết axit trong dạ dày.
– Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng tạo màng bảo vệ/ vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm lành vết loét một cách nhanh chóng.
– Nhóm thuốc tiêu diệt virus HP.
Những lưu ý trong sử dụng thuốc điều trị viêm, loét dạ dày & tá tràng
Việc sử dụng thuốc yêu cầu cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc và uống thuốc khi chưa có hướng dẫn cụ thể thông qua kết luận chẩn đoán chính xác bệnh sau thăm khám.
Việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định có thể khiến tình trạng bệnh không được điều trị triệt để. Hiện nay, các bác sĩ cảnh báo việc lạm dụng thuốc kháng sinh trở nên phổ biến, người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian sử dụng đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh đó nhiều người bệnh còn chủ quan khi đã phát hiện viêm dạ dày nhưng lại sử dụng các loại thuốc trong dân gian để điều trị tại nhà. Chỉ đến khi đau bụng tần suất nhiều cường độ cao, hoặc có biến chứng nặng mới vào viện.
Cuối cùng sau khi đã kết thúc mỗi liệu trình dùng thuốc, bệnh có thể chuyển biến tích cực hoặc không thay đổi tùy theo cơ địa, chế độ sinh hoạt… Vì thế nên lời khuyên dành cho người bệnh là cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng bệnh và thay đổi loại thuốc nếu cần. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi các triệu chứng bệnh được cải thiện, bỏ dở giữa chừng và chuyển sang các phương thuốc của bệnh nhân khác.
2.2 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách kết hợp thực phẩm
Bên cạnh việc điều trị nội khoa sử dụng thuốc để điều trị triệt để tình trạng viêm loét ở dạ dày, tá tràng, bệnh nhân được khuyến khích có thể sử dụng các loại thực phẩm để hỗ trợ thêm quá trình điều trị. Các thực phẩm này người bệnh cũng nên có sự tham vấn từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, tránh trường hợp không đáp ứng với cơ thể.
– Tinh bột nghệ vàng kết hợp với mật ong là thực phẩm được sử dụng để chống viêm, đồng thời giảm tiết dịch vị dạ dày, kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tăng tiết chất nhầy…
– Tinh bột nghệ đen hòa cùng nước ấm có tác dụng ngăn tiết axit dạ dày, kích thích tiêu hóa ở người bệnh.
– Nha đam có thể dùng làm nước ép hoặc sử dụng cùng mật ong giúp giảm đầy hơi, ợ nóng do bệnh dạ dày gây nên, giúp nhuận tràng, trung hòa axit dạ dày, giảm tiết dịch vị dạ dày.
– Sử dụng lá tía tô đun sôi với nước, để nguội và sử dụng. Thành phần trong lá tía tô có hoạt chất glycosid và tannin giúp giảm tiết axit trong dạ dày và làm lành vết thương hở, vết loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.
2.3 Xây dựng lối sống hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Một trong những nguyên nhân hình thành nên viêm loét ở dạ dày tá tràng là do lối sống của người bệnh, chính vì vậy việc nhận thức và kịp thời thay đổi và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp giảm gia tăng tình trạng bệnh mà còn phòng tránh được viêm loét.
– Nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua, nên ăn chín uống sôi, sử dụng thức ăn mềm dễ tiêu hóa nếu đang trong quá trình điều trị người bệnh có các triệu chứng đau.
– Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Không nên ăn quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn vỉa hè, đồ sống…
– Nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá khuya và đi ngủ luôn…
– Tránh thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, nên cố gắng giải tỏa căng thẳng và lo âu…
– Nên luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn các bộ môn phù hợp với sức khỏe để tăng cường đề kháng cho hệ tiêu hóa, nên dành thời gian 30 phút mỗi ngày.
3. Kết luận
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa gia tăng, và để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và triệt để. Vậy nên nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh thì bạn cần chủ động phòng tránh, nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Và khi có dấu hiệu bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tại những bệnh viện uy tín. Việc tuân thủ theo một phác đồ điều trị được xây dựng sau khi có kết quả thăm khám chính xác sẽ giúp người bệnh có cơ hội thoát viêm loét nhanh chóng và triệt để.