Viêm nướu là một tình trạng phổ biến và gây ra những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng chất lượng sống. Trên thực tế, đây không phải vấn đề quá nguy hiểm nếu điều trị phù hợp. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp chủ quan đã dẫn tới những biến chứng. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn cách điều trị khi bị viêm nướu răng trong cùng.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm nướu răng trong cùng
Nướu răng là một mô liên kết mềm, thường có màu hồng nhạt và ôm sát quanh chân răng. Nếu nướu răng khỏe mạnh sẽ bám chặt vào phần chân răng. Khi đó, chúng ta sẽ không có dấu hiệu của viêm nướu như chảy máu, sưng viêm hoặc ứ mủ. Ngược lại, sau đây là các dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm nướu răng trong cùng:
– Nướu răng đỏ và sưng: Nếu nướu răng bị viêm, màu sắc thường hồng nhạt sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ tím. Tình trạng này có thể kèm theo sưng to.
– Ứ đọng mủ và dịch: Sự viêm nhiễm khiến nướu răng không còn chắc chắn bám vào chân răng. Điều này sẽ dẫn đến sự ứ mủ và dịch, thậm chí có thể gây xung huyết.
– Răng bên cạnh đau nhức: Sưng nướu răng có thể làm cho các vùng xung quanh cảm thấy đau nhức. Đồng thời, nướu bị viêm có thể ảnh hưởng, gây ra đau rát cổ họng và khó chịu khi ăn uống.
– Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn phát triển quá mức trong nướu răng viêm có thể gây ra mùi hôi miệng do mảng bám trên răng dày hơn.
2. Viêm nướu răng trong cùng có nguy hiểm không?
Viêm nướu răng có thể không nguy hiểm nếu xuất phát từ những nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Trong trường hợp này, việc điều chỉnh thói quen làm sạch răng miệng và chăm sóc nướu có thể giúp giảm đi tình trạng đau nhức trong cùng nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu viêm nướu răng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, việc bỏ qua có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và điều trị sẽ phức tạp và tốn kém. Cụ thể:
– Sâu răng: Viêm nướu răng có thể làm mất lớp men bảo vệ của răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra sâu răng xâm nhập, tấn công răng.
– Viêm tủy: Nếu vi khuẩn từ viêm nướu răng xâm nhập vào mô tủy bên trong răng, có thể gây ra viêm tủy. Đây là tình trạng gây đau nhức cùng nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Mất răng: Nếu viêm nướu răng không được điều trị, vi khuẩn có thể lan rộng, phá hủy. Từ đó, răng có nguy cơ gãy, rụng và mô nướu bị tổn thương.
– Nhiễm trùng huyết: Trong các trường hợp nặng, vi khuẩn từ viêm nướu răng có thể lan sang hệ tuần hoàn. Điều này gây ra nhiễm trùng huyết và có thể đe dọa tính mạng.
– Phát ban miệng: Các tế bào miệng có thể phản ứng với vi khuẩn trong viêm nướu răng. Tình trạng này dẫn đến phát ban miệng, một tình trạng kích ứng da dày đặc.
3. Cách điều trị khi gặp tình trạng sưng nướu răng trong cùng
3.1 Điều trị viêm nướu răng trong cùng tại nha khoa
Điều trị viêm nướu răng trong cùng tại nha khoa thường bao gồm các bước sau::
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng và làm sạch răng. Những mảng bám sẽ được loại bỏ và tái tạo bề mặt của răng và gốc răng để ngăn ngừa vi khuẩn.
Tiếp theo, người bệnh sẽ được điều trị chuyên sâu. Tùy tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện:
– Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc kháng khuẩn, kháng viêm sẽ được bác sĩ kê nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm. Tùy theo tình trạng, các loại thuốc được kê cho mỗi người bệnh sẽ có sự khác nhau.
– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần thực hiện cắt lợi. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ mô nướu bị tổn thương và tái tạo lại cấu trúc nướu.
Sau khi điều trị, người bệnh vẫn cần tự theo dõi thêm. Cùng với đó là việc thực hiện tái khám cần được tuân thủ. Điều này để bác sĩ có thể kiểm tra lại tình trạng và ngăn ngừa tái phát viêm.
3.2 Chăm sóc khi bị viêm nướu răng trong cùng tại nhà
Bên cạnh việc điều trị với bác sĩ, chúng ta cũng cần thực hiện chế độ chăm sóc tại nhà cẩn thận.
3.2.1 Vệ sinh răng miệng
– Đánh răng: Chúng ta hãy thực hiện ánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Cùng với đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng.
– Dùng nước súc miệng: Việc sử dụng nước súc miệng là rất cần thiết để làm sạch khoang miệng. Trong nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn sẽ giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng.
3.2.2 Chế độ ăn
– Hạn chế lượng đường: Trong chế độ ăn, chúng ta nên hạn chế sử dụng đường và thực phẩm giàu carbohydrate. Điều này sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
– Bổ sung chất xơ: Việc ăn thức ăn giàu chất xơ sẽ giúp tăng cường sức khỏe nướu.
3.2.3 Tránh những thói quen có tác động xấu
– Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm gia tăng viêm nướu răng và làm giảm khả năng lành của nướu.
– Hạn chế rượu và caffein: Rượu và caffein sẽ gây ra khô miệng. Đồng thời, điều này còn làm tăng nguy cơ viêm nướu răng.
3.2.4 Kiểm tra nha khoa định kỳ
Không chỉ người bị sưng lợi, tất cả mọi người đều nên duy trì thói quen kiểm tra nha khoa định kỳ. Thói quen này sẽ giúp sức khỏe răng miệng luôn đảm bảo. Nếu có vấn đề gì, bác sĩ cũng có thể phát hiện kịp thời để xử lý.
Trên đây là những thông tin về cách điều trị tình trạng bị viêm nướu ở răng trong cùng. Có thể thấy tuy không phải bệnh đáng báo động nhưng nếu không điều trị sớm vẫn sẽ dẫn tới những hậu quả không lường. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu, chúng ta cần sớm tới nha khoa kiểm tra và điều trị.