Viêm chân răng có mủ là bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi, mất răng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng nếu không điều trị sớm. Ngoài các kỹ thuật chuyên môn để xử lý ổ viêm tại nha khoa thì một số mẹo sau đây là cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà một cách hữu ích.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu bệnh lý viêm chân răng có mủ
Một trong những bệnh lý được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo nên điều trị sớm chính là bệnh viêm chân răng. Viêm chân răng khi ở mức độ nghiêm trọng, tình trạng viêm nhiễm lớn có thể hình thành các ổ mủ. Khi đó, người ta gọi tình trạng này là viêm chân răng có mủ, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của răng miệng.
1.1 Dấu hiệu viêm chân răng có chứa mủ
Khi chân răng bị viêm có mủ, người bệnh thường gặp phải các tình trạng:
– Đau răng do phần lợi quanh răng bị sưng tấy, đỏ, có mủ, vi khuẩn hoạt động quá mạnh khiến chân răng và có thể là thân răng bị tổn thương.
– Sốt cao, sốt kéo dài do cơ thể nhiễm trùng khiến lượng bạch cầu trong máu hoạt động mạnh hơn.
– Cảm giác đau nhức tăng lên khi ấn tay vào hoặc ăn nhai.
– Cảm nhận thấy vị đắng do ổ mủ chân răng tạo nên.
– Có hiểu hiện nổi hạch ở cổ, khiến mọi người thường cảm thấy khó chịu.
– Thậm chí, khi các ổ viêm phát triển mạnh có thể khiến chân răng bị chảy máu nghiêm trọng.
1.2 Nguyên nhân khiến chân răng bị viêm
Chân răng bị viêm do vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến thức ăn thừa hình thành mảng bám, trở thành nơi vi khuẩn trú ngụ sinh bệnh. Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng cũng gây nên tình trạng viêm. Thói quen ăn đồ ngọt, đồ có tính axit khiến lớp men răng bị phá hủy, dễ dẫn đến sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng.
Viêm chân răng ở mức độ nghiêm trọng sẽ hình thành các ổ mủ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây mất răng, nhiễm trùng huyết, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nguyên tắc điều trị viêm có mủ chân răng tại nha khoa
Khi chân răng đã bị viêm nhiễm nặng, ta sẽ thấy xuất hiện các ổ mủ, áp xe. Khi đó, cách tốt nhất chính là gặp bác sĩ nha khoa để điều trị triệt để. Bác sĩ sẽ thăm khám, điều trị với phác đồ phù hợp theo tình trạng bệnh của từng người, cụ thể:
– Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để xử lý các ổ viêm, nhiễm trùng quanh răng.
– Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm sưng để làm giảm triệu chứng của bệnh giúp mọi người bớt khó chịu.
– Dẫn lưu khối mủ, lấy dị vật mắc ở lợi hoặc chân răng để loại bỏ ổ viêm nhiễm.
– Lấy cao răng, nạo sạch chất bám bẩn quanh lợi và tủy răng.
– Cắt cuống răng để loại bỏ phần viêm nhiễm ở khu vực áp xe.
– Trong trường hợp mọi người bị viêm nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ. Điều này là để bảo toàn cho các răng khác. Sau khi nhổ và điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng để ngăn ngừa những tác hại của việc mất răng gây ra.
Sau khi điều trị, bạn cần theo dõi răng miệng tại nhà đảm bảo ổ viêm không tái phát. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, chăm sóc răng miệng và tái khám định kỳ.
3. Cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà
Bên cạnh việc điều trị răng miệng tại nha khoa, một số biện pháp sau đây có thể giúp làm giảm hoặc phòng ngừa bệnh viêm chân răng có mủ tại nhà:
3.1 Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi, đập dập và đắp vào vị trí răng bị viêm. Loại củ này có chứa các hoạt chất kháng viêm hiệu quả. Đồng thời, gừng còn giúp giảm những cơn đau nhức khó chịu khi răng bị viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, gừng có tính nóng nên chỉ sử dụng khoảng 3-4 lần 1 ngày để cải thiện tình trạng viêm ở răng.
3.2 Sử dụng hoa cúc
Sử dụng hoa cúc: Thảo dược có tính mát, làm giảm cơn đau nhức. Đồng thời, hoa cúc giúp thơm miệng nên bạn có thể giã hoa cúc lấy nước uống 2-3 lần mỗi ngày.
3.3 Sử dụng kinh giới
Sử dụng kinh giới để kháng viêm, giảm sưng tấy, mưng mủ bằng cách đun 200g lá kinh giới với muối để tạo thành dung dịch súc miệng.
3.4 Sử dụng tỏi tươi
Sử dụng tỏi tươi, bằm nhỏ với một chút muối và bôi lên vị trí răng bị viêm bởi tói có tính kháng sinh, diệt khuẩn rất tốt.
3.5 Sử dụng mật ong
Dùng mật ong để điều trị viêm bằng cách chấm mật ong lên vị trí răng bị viêm nhiễm. Hoặc ta có thể pha với nước ấm và ngậm trong khoảng 5 phút. Mật ong có chứa nhiều acid amin, vitamin C, E và một số dưỡng chất thiết yếu giúp làm giảm cảm giác sưng đau, kích thích tái tạo tổn thương.
3.6 Sử dụng dầu dừa
Sử dụng dầu dừa cũng là một cách điều trị viêm chân răng tại nhà. Trong dầu dừa có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Bạn có thể ngậm khoảng 10ml dầu dừa trong vòng 5-10 phút. Sau đó ta súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày tới khi khỏi bệnh.
3.7 Vệ sinh răng miệng
Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% khoảng 2 lần mỗi ngày để giảm sưng viêm, đau lợi.
Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm, tránh chà xát quá mạnh vào vị trí răng bị viêm. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám kẽ răng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm gây bệnh.
3.8 Bổ sung dưỡng chất
Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi đó, sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sẽ được ngăn ngừa.
Viêm chân răng có mủ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nó có thể dẫn tới tình trạng mất răng. Do đó, các phương pháp điều trị tại nhà kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Bệnh lý viêm chân răng nguy hại hơn so với những gì mọi người nhầm tưởng. Do vậy, không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Khi có bất thường, ta cần tới thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà mà TCI vừa chia sẻ ở trên để phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh.