Các bệnh ở thực quản

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Các bệnh ở thực quản hay gặp nhất có thể kể đến: Viêm thực quản, ung thư thực quản, tâm vị không giãn. Các bệnh trên đều có tác hại không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Thậm chí bệnh có thể đe dọa tính mạng người mắc phải. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các căn bênh này.

Các bệnh ở thực quản hay gặp nhất có thể kể đến: Viêm thực quản, ung thư thực quản, tâm vị không giãn.

Các bệnh ở thực quản hay gặp nhất có thể kể đến: Viêm thực quản, ung thư thực quản, tâm vị không giãn.

Các bệnh thường gặp ở thực quản

Bệnh viêm thực quản

Đây là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh về thực quản. Bệnh càng phức tạp ở chỗ thường xảy ra cùng với một loại bệnh khác, nên thường chú ý bệnh chính mà bỏ qua bệnh viêm thực quản.

Nguyên nhân gây bệnh:
– Sau dị tật thực quản (túi thừa, thực quản ngắn, thoát vị hoành)
– Trào ngược thức ăn sau viêm dạ dày cấp.
– Viêm họng cấp có viêm thực quản cấp.
– Viêm thực quản cấp sau gây mê bằng hít.
– Tác động cơ học, hoá chất, độc hại nghề nghiệp.
– Dị vật thực quản.
– Thiếu Vitamin (A, B1, B6, B12, C) sau khi dùng nhiều kháng sinh (Srteptomyxin, Biomixin, Tetraxilin, Teramixin…)
– Do mắc các bệnh lao, giang mai, nấm Actinomyces, bệnh xơ cứng bì.

Biểu hiện bệnh:
– Khó nuốt.
– Đau ngay khi nuốt, nóng rát, đau lan ra sau lưng.
– Co thắt cổ họng làm cho khó thở vào.
– Chảy nước bọt.
– Nôn ra máu.
– Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
– X-quang chụp thực quản thấy hình ảnh:
+ Viêm
+ Loét thực quản
– Soi thực quản: thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, thấy ổ loét, ổ hoại tử.

Điều trị:
Cách điều trị viêm thực quản khác nhau tuỳ theo nguyên nhân. Với viêm thực quản nặng do do uống phải axit, kiềm mạnh phải áp dụng việc điều trị tích cực bao gồm:
– Rửa miệng, thực quản, dạ dày.
+ Nếu bỏng kiềm mạnh dùng dung dịch axit lactic loãng hoặc với nước limonat.
+ Nếu bỏng do axit dùng dung dịch Bicarbonat 2%.
– Viêm dạ dày do bỏng nặng cần mở thông dạ dày.
– Thuốc chống co thắt, truyền huyết thanh, dùng kháng sinh khi có viêm thực quản cấp.

Khi thấy có triệu chứng các bệnh ở thực quản cần đến khám tại bệnh viện sớm

Khi thấy có triệu chứng các bệnh ở thực quản cần đến khám tại bệnh viện sớm

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một bệnh rất nặng thường gặp.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản:
+ Nghiện rượu, thuốc lá.
+ Các bệnh mãn tính ống tiêu hoá.
+ Ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh trong một thời gian dài.
+ Sau bỏng hoặc chấn thương thực quản.
+ Sau bệnh túi thừa thực quản, co thắt thực quản.
+ Sau nhiễm trùng mạn: lao, giang mai thực quản.

Triệu chứng:
– Cảm giác nặng và tức ở ngực.
– Cảm giác vướng ở trong cổ họng.
– Khó nuốt: lúc đầu khó nuốt nhưng không đau, về sau khó nuốt kèm theo đau, lúc đầu khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng.
– Đau âm ỉ đè nén dọc theo xương ức.
– Miệng hôi thối.
– Giọng khàn (do u chèn ép và thần kinh quặt ngược)
– Mệt mỏi, kém ăn, khát nước, nôn ra máu.
– Sút cân.
– Da xanh nhợt.

Điều trị:

– Nội khoa:
+ Chống mất nước: Glucoza 5% 600ml nhỏ giọt tĩnh mạch, HTM 0,9% 300ml nhỏ giọt tĩnh mạch.
+ Chống co thắt thực quản: Papaverin, Atropin, tiêm Vitamin B1 và Vitamin C, truyền máu cùng nhóm.
+ Hoá trị liệu.
+ Quang tuyến trị liệu.
– Ngoại khoa: Phẫu thuật

Nội soi là một trong các phương pháp điều trị các bệnh ở thực quản

Nội soi là một trong các phương pháp điều trị các bệnh ở thực quản

Bệnh tâm vị không giãn

Đây là loại bệnh thực quản khá phổ biến. Nếu không được điều trị hiệu quả, bệnh sẽ kéo dài khiến bệnh nhân kém ăn, suy kiệt, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh:
– Chấn thương tâm thần.
– Bỏng nhiệt, hoá chất.
– Viêm niêm mạc thực quản, loét thực quản, xước thực quản.
– Các bệnh nhiễm trùng: cúm, sởi, bạch hầu.

Triệu chứng:
– Nuốt khó (lúc đầu với thức ăn cứng, về sau nuốt thức ăn lỏng cũng khó)
– Đau ngực: đau dưới mũi ức, lan ra sau lưng.
– Cảm giác đè ép, tức ngực.
– Ợ, trớ.
– Nôn.
– X-quang: có hình ảnh giãn to thực quản và hẹp tâm vị nhất thời làm đầu dưới thực quản nhọn như hình thoi.
– Soi thực quản: phát hiện được đoạn hẹp của thực quản.

Phương pháp điều trị:
– Nội khoa: Dùng thuốc Vitamin B1, Papaverin, Nospa, Spasmaverin, Debridat, Atropin, Vesadol, Seduxen. Kết hợp liệu pháp tâm lý.

– Ngoại khoa: Áp dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bao gồm các phương pháp:
+ Nong thực quản.
+ Phẫu thuật.

– Hỗ trợ: Chế độ ăn lỏng, dễ tiêu, tránh thức ăn có tính kích thích mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital