Bọc răng sứ bị nhiễm trùng: nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bọc răng sứ bị nhiễm trùng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được can thiệp y khoa kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm quanh răng, tiêu xương ổ, thậm chí là rụng răng hàng loạt. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này đồng thời nêu ra các biện pháp khắc phục.

1. Biểu hiện của nhiễm trùng răng sứ

Nhiễm trùng răng sứ thường được xảy ra với những biểu hiện đặc trưng, dễ nhận biết như tấy đỏ, sưng ở vùng nướu lợi, vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu, chân răng đau nhức, gây mất thẩm mỹ.

Khi bị nhiễm trùng vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu thường sưng, tấy đỏ,...

Khi bị nhiễm trùng vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu thường sưng, tấy đỏ,…

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu như chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi cũng là các dấu hiệu cảnh báo hiện tượng nhiễm trùng đang diễn ra.

Một số trường hợp bị nặng hơn, bệnh nhân sẽ không duy trì được phục hình sứ, thậm chí còn xảy ra tình trạng tiêu xương, răng lung lay hay mất răng.

2. Nguyên nhân bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:

2.1 Do kỹ thuật không chính xác khi bọc răng sứ bị nhiễm trùng

Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng và các bệnh về răng sau khi bọc răng sứ. Với những bác sĩ có tay nghề kém, việc bọc răng sứ sẽ có sai sót như mài răng không đúng tỷ lệ, ngà răng bị tổn thương do vệ sinh vùng khoang miệng không sạch sẽ. Kỹ thuật bác sĩ hay làm sai nhất là quá trình lắp răng sứ vào răng thật đã mài đi, phần răng sứ thường được lắp không khít, bị thừa đường viền. Lúc này giữa chân răng sứ và răng thật thường bị hở, trở thành môi trường thuận lợi cho thức ăn đọng lại, gây viêm nhiễm.

Một số trường hợp khác, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật tác động đến nướu, làm cho nướu bị dị ứng, dẫn đến nhiễm trùng sau khi bọc răng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm chân răng và làm mất răng.

Kỹ thuật của nha sĩ không chính xác nên khi bọc răng sứ bị nhiễm trùng

Kỹ thuật của nha sĩ không chính xác nên khi bọc răng sứ bị nhiễm trùng

2.2 Răng sứ vi phạm đến khoảng sinh học

Khoảng sinh học là barier xung quanh răng có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn xuống vùng phía dưới. Khi vi khuẩn xâm hại đến barier này thì nó sẽ kích thích hình thành nên 1 barier khác nhưng theo hướng tiêu xương và tụt lợi. Từ đây cũng sẽ kích thích phản ứng viêm của nướu lợi. Việc này thường xảy ra với các trường hợp nha sĩ mài răng sứ vào khoảng sinh học dẫn đến tiêu xương hàm xuống phía dưới để có thể thiết lập lại khoảng sinh học mới.

2.3 Do cơ địa của mỗi người

Một nguyên nhân khác có thể kể đến do cơ thể của người lắp răng sứ bị dị ứng với các thành phần cấu tạo nên răng sứ như Titan, kẽm,… Những thành phần này thường có trong răng sứ bán phần (có kim loại). Ngoài ra những dụng cụ nha khoa được sử dụng trong quá trình bọc răng sứ không được vô trùng thì vẫn có thể gây nên dị ứng. Vậy nên, việc nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ sẽ nhanh chóng diễn ra.

2.4 Có tiền sử bệnh về răng miệng làm răng sứ bị nhiễm trùng

Một số người bệnh mắc các bệnh lý về răng miệng điển hình là viêm nha chu, viêm lợi nhưng chưa được điều trị dứt điểm đã thực hiện bọc răng sứ. Chính vì thế, vi khuẩn lợi dụng thời điểm này để tấn công, phát triển và gây nên hiện tượng nhiễm trùng sau khi chụp răng sứ.

2.5 Bọc răng sứ bị nhiễm trùng do chăm sóc sai cách

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến vì nhiều người sau khi bọc răng sứ, có hàm răng đều đẹp rồi thì nghĩ ràng không cần chú trọng vệ sinh răng cẩn thận hoặc chăm sóc răng miệng thường xuyên nữa. Tuy nhiên các nha sĩ cảnh báo rằng dù có bọc răng sứ hay thực hiện bất kì kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ nào đi chăng nữa thì cũng cần phải ưu tiên quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận.

3. Các cách khắc phục bị nhiễm trùng do bọc răng sứ

3.1 Khắc phục bằng phương pháp dân gian

Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay được dùng để trị các bệnh lý về răng cũng như nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ.  Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối súc miệng 2 lần/ngày để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra nhiều người còn sử dụng nước lá trầu đã đun sôi để súc miệng hoặc đắp trực tiếp vào vị trí bị nhiễm trùng. Người bệnh nên chú ý để thấy hiệu quả của những bài thuốc này cần tốn nhiều thời gian và công sức thực hiện. Hơn nữa đây chỉ là những biện pháp chữa trị tạm thời không có tính chất điều trị nhiễm trùng răng sứ dứt điểm. Vì vậy vẫn cần phải đến phòng khám nha khoa để can thiệp chữa trị.

Nước muối, lá trầu không,... là biện pháp giúp khắc phục tạm thời tình trạng răng sứ bị nhiễm trùng

Nước muối, lá trầu không,… là biện pháp giúp khắc phục tạm thời tình trạng răng sứ bị nhiễm trùng

3.2 Tháo răng sứ và bọc lại

Khi bọc răng sứ mà mắc phải tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định tháo ra và bọc răng sứ lại nếu như nguyên nhân đến từ bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật.

3.3 Cắt lợi để chữa nhiễm trùng

Một trong những tình huống có thể diễn ra đó là nhiễm trùng bởi đường viền chụp sứ nằm sâu trong lợi, khiến cho nướu dễ bị tổn thương. Nếu không can thiệp cắt lợi, xương ổ răng rất dễ bị tiêu và kéo theo mất răng, kể cả những răng không thực hiện bọc sứ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xử lý bằng cách nạo sạch các vị trí viêm nhiễm và tiến hành cắt lợi.

3.4 Cấy ghép lợi

Đây là phương pháp dành cho những trường hợp nghiêm trọng khi khoảng sinh học ở quanh răng bị phá vỡ quá nhiều, đồng thời răng sứ không thể tồn tại và sử dụng được nữa. Lúc này bệnh nhân cần tiến hành cấy ghép lợi và bọc lại răng sứ. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian vì khoảng sinh học cần khoảng 1 tháng mới có thể phục hồi.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân cũng như các cách khắc phục răng sự bị nhiễm trùng. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe răng miệng người bệnh cần phải đến nha khoa uy tín để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đo sẽ can thiệp điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital