Viêm gan B là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con. Vậy thì bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không? Hãy cùng tìm đáp án trong bài viết dưới đây.
Viêm gan B khi mang thai có đáng lo
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.
Đây là bệnh lây lan qua 3 đường: đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con. Người bị mắc viêm gan B sẽ có những triệu chứng như:
Nổi mẩn, đau khớp, mệt mỏi, vàng da.
Phân có màu xanh hoặc xám, nước tiểu đậm màu, sốt nhẹ, đau bụng, nổi mạch máu trên da, ngứa ngáy, chán ăn.
Bệnh chuyển biến nặng sẽ có những triệu chứng như bụng lớn do chứa nhiều dịch, suy gan.
Tham khảo bài đọc sau: Nước tiểu có váng là do đâu
2. Bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không?
Như đã nói ở trên, viêm gan B là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con.
Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì nguy cơ sinh ra con bị viêm gan B là rất cao. Nói vậy không có nghĩa là bố mẹ bị bệnh thì không thể sinh con khỏe mạnh. Theo các chuyên gia y tế, nếu bố hoặc mẹ bị mắc viêm gan B, khi có ý định sinh em bé, chỉ cần 2 vợ chồng phối hợp điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa gan mật thì có thể phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.
Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B, vợ chưa bị nhiễm thì người vợ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi sinh bé.
Nếu vợ bị nhiễm viêm gan B thì cần điều trị trước khi mang thai. Sau khi điều trị hạ thấp nồng độ virus xuống ngưỡng nhất định, quá trình này sẽ ngừng lại. Sau khi dừng thuốc khoảng 6 tháng thì mẹ có thể mang thai. Trong quá trình này, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi nồng độ virus, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có. Ngay sau khi sinh, em bé sẽ được tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ đầu và nguy cơ nhiễm virus sẽ gần như không còn.
Với trường hợp vợ đã mang thai mới phát hiện mình bị viêm gan B thì cần phối hợp với bác sĩ gan mật trong suốt thai kỳ. Mẹ nên tiêm phòng viêm gan B nhưng không nên tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh ảnh hưởng tới em bé. Sau đó, mẹ vẫn cần được theo dõi và điều trị cho tới khi sinh. Trẻ sau khi sinh cần được tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Sau đó, khi bé được 1-2 tháng tuổi thì tiêm phồng liều thứ hai, khi bé được 6 tháng tuổi thì tiêm liều thứ ba.
Khi bé đã được tiêm phòng, mẹ vẫn cho bé bú bình thường. Trường hợp đầu vú của mẹ bị nứt nẻ mới không cho bú đề phòng lây viêm gan B cho bé.
3. Viêm gan B ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ mẹ truyền bệnh viêm gan B cho con sẽ tùy vào từng thời điểm của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, nguy cơ lây nhiễm là 1%, 3 tháng giữa là 10% còn 3 tháng cuối là 60-70%. Các mẹ bầu khi tuân thủ những hướng dẫn điều trị và phòng lây nhiễm như nói ở phần trên thì nguy cơ con sinh ra bị nhiễm viêm gan B sẽ rất thấp, gần như không có. Nhưng vẫn có những trường hợp không may mắn, trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Theo thống kê, khoảng 50% trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B từ mẹ có thể chuyển biến thành viêm gan mạn tính. Những bé này lớn lên có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan.
Sau khi sinh, trẻ cần được làm xét nghiệm để xác định xem có bị viêm gan B hay không. Nếu bị nhiễm bệnh thì cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để điều trị.
Với những trường hợp các bé không bị thì cần tiến hành tiêm phòng như đã hướng dẫn ở trên.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm gan B và mẹ bầu. Nếu các bạn còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Xem thêm
>> Người chuyển giới có sinh con được không?
> Mổ ruột thừa có mang thai được không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc