Menu xem nhanh:
Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi?
- Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sịnh là do nhiễm vi khuẩn, như vi khuẩn Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là do nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường kể đến như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm.
– Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ.
– Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay trong khi sinh do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ.
– Trẻ thiếu tháng sinh non, trẻ thiếu cân cũng dễ bị viêm phổi do các phản xạ đường thực quản của bé còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày.
– Trẻ bị mắc các bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn,.. cũng có thể gây bệnh viêm phổi ở bé.
– Ngoài ra, trẻ sơ sinh bú mẹ thường hay bị nôn trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, và nếu lượng sữa hít vào càng nhiều thì càng có khả năng gây bệnh viêm phổi cho bé.
Các biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, có như vậy ba mẹ mới biết cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả giúp trẻ mau khỏi bệnh.
- Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, tuy nhiên các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết hơn trẻ lớn
Biểu hiện ban đầu khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi mà ba mẹ có thể nhận biết như:
- Trẻ bú kém hoặc bỏ bú
- Sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt.
- Thở nhanh >60 lần/phút hoặc khó thở.
Khi có các biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã nặng như: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái… Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt bỏ bú, thở nhanh… phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng viêm phổi nặng.
Biến chứng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm màng não
Khi viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh mà cơ thể bé không đủ sức đề kháng để chống cự. Nếu để lâu, bệnh có thể để lại những di chứng không thể phục hồi: rối loạn thần kinh, tổn thương não, mù, điếc, giảm khả năng vận động…
Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.
Tràn mủ màng phổi
Đây là biến chứng nguy hiểm khiến trẻ hô hấp khó khăn, bạch cầu trong máu tăng cao và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Tràn dịch màng tim, trụy tim
Khi bị viêm phổi, trẻ cũng có thể bị tràn dịch màng tim, trụy tim, nhiễm trùng máu do kháng thuốc, sốc thuốc.
Kháng kháng sinh
Nếu bé mắc phải biến chứng này sẽ rất khó điều trị. Khi đó phải phối hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém và khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn.
Còi xương, kém phát triển
Trẻ biếng ăn, ăn không ngon sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch
=> Đặc biệt các trường hợp trẻ dưới 2 tháng đều được xem là nặng và đều cần phải nhập viện. Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tương tự như điều trị các nhiễm khuẩn nặng khác ở trẻ sơ sinh. Kháng sinh ban đầu phải nhằm vào cả vi khuẩn Gram dương (đặc biệt là Streptococcus nhóm B) và trực khuẩn Gram âm đường ruột. Cha mẹ tuyệt đối không nên tùy tiện cho con uống kháng sinh mà cần đưa trẻ đến viện ngay để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị tốt nhất cho bé.
Biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị viêm phổi, ba mẹ cần mau chóng đưa con đến viện để được bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử trí kịp thời.
– Trong quá trình mang thai mẹ phải đi kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi.
– Chọn cơ sở y tế đảm bảo an toàn cho sản phụ và khi sinh bé.
– Cần chăm sóc tốt cho bà mẹ và trẻ sau khi sinh
– Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, đúng cách để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nên kéo dài đến 2 năm.
– Giữ vệ sinh cho trẻ, khi chăm sóc bé cần vệ sinh tay, chân sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho con.
– Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô cần vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.