Ung thư thanh quản thường có những biểu hiện đặc trưng nhưng ít được để ý dẫn tới việc phát hiện bệnh muộn khi đã vào giai đoạn nguy hiểm. Vậy biểu hiện ung thư thanh quản là gì, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này thông qua những thông tin sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư thanh quản
Theo thống kê, ung thư thanh quản là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao, chiếm khoảng 20% các bệnh ung thư, và là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 thuộc nhóm các bệnh ung thư đầu cổ.
Giống như các dạng ung thư khác, ung thư thanh quản liên quan trực tiếp tới một nhóm tế bào tăng sinh bất thường vùng thanh quản. Trong quá trình tăng sinh này, các tế bào bất thường xâm lấn trực tiếp vào các mô, tế bào lành làm rối loạn chức năng của tế bào. Tới một giai đoạn nhất định, các tế bào ung thư vùng thanh quản sẽ di chuyển tới các bộ phận khác, phổ biến nhất là phổi, gây ung thư phổi. Tỷ lệ tử vong khi mắc ung thư thanh quản khá cao, lên tới 60% nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác khiến cho các tế bào thanh quản tăng sinh bất thường vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đánh giá được một cách tương đối chính xác các yếu tố làm gia tăng mắc bệnh ung thư thanh quản ở con người như:
– Độ tuổi: Tỷ lệ mắc ung thư thanh quản rất cao ở độ tuổi sau 55. Ngược lại, người trẻ sinh hoạt khoa học ít có nguy cơ mắc bệnh này.
– Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc ung thư thanh quản cao gấp 4 lần ở nữ giới.
– Thói quen hút thuốc lá và uống rượu: Người hút thuốc lá hoặc uống rượu thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao. Nhất là những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu thường xuyên thì con số này cao hơn rất nhiều lần. Không chỉ với ung thư thanh quản mà thói quen này còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.
– Tiền sử từng mắc ung thư vùng đầu mặt cổ thì khả năng tái lại của tình trạng ung thư này rất cao.
– Môi trường làm việc: Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhất là môi trường có chứa nhiều axit Sunfuric, niken hoặc amiang,…
– Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, một chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin A,.. hoặc người mắc hội trứng trào ngược cũng có thể mắc ung thư thanh quản.
2. Biểu hiện ung thư thanh quản thông qua các giai đoạn
Ung thư thanh quản phát triển với 5 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, biểu hiện ung thư thanh quản có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, phần lớn ở những giai đoạn đầu bệnh thường có triệu chứng tương tự nhưng các bệnh thanh quản thông thường nên ít được chú ý. Biểu hiện bệnh ở những giai đoạn cuối thường rất rõ ràng, song quá trình điều trị lúc này cũng hết sức phức tạp.
2.1. Biểu hiện ung thư thanh quản giai đoạn 0
Khi bắt đầu chớm bệnh, các tế bào ung thư là các khu trú tại thanh quản và hoàn toàn không có biểu hiện bên ngoài. Thông qua sàng lọc ung thư, các xét nghiệm sinh thiết tế bào ung thư có thể phát hiện sớm bệnh. Ở giai đoạn này, phát hiện sớm sẽ điều trị khỏi hoàn toàn.
2.2. Ung thư thanh quản giai đoạn 1
Bước sang giai đoạn này, khối u đã bắt đầu hình thành ở thanh môn, thượng thanh môn, hạ thanh môn hoặc dây thanh. Các khối u di động bình thường. Người bệnh có thể cảm thấy hơi vướng ở vùng thanh quản.
2.3. Ung thư thanh quản giai đoạn 2
Khối u lúc này đã xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau,có thể ở dây thanh quản. Người bệnh ngoài cảm giác vướng gia tăng còn có thể bị khàn giọng, mất tiếng. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh.
2.4. Ung thư thanh quản giai đoạn 3
Mức độ xuất hiện các khối u lúc này đã lan rất rộng và xuất hiện gần như ở mọi vị trí của thanh quản. Kích thước các u cũng rất đa dạng và có thể có đường kính tới 3cm.
Khu vực cổ phía bên ngoài có thể quan sát thấy các cục hạch nổi lên. Khi kiểm tra, các hạch này cứng và không thể di động, kích thước tăng dần. Lúc này, bệnh gần như đã rất nặng, tuy nhiên cần giữ bình tĩnh và đi kiểm tra xem nguyên nhân của hạch là do đâu.
Ngoài ra, các biểu hiện của cơ thể khác cũng rõ rệt hơn, người bệnh thường cảm thấy đau ngực, khó nói,.. cơ thể thường gầy, hụt cân nhanh dù ăn rất nhiều.
Không chỉ với hạch ở cổ mà với bất kỳ hạch xuất hiện tại vị trí nào, nếu chúng cứng, không di chuyển và kích thước ngày một gia tăng cần tới viện kiểm tra để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Quá trình điều trị ở giai đoạn này cũng phức tạp hơn rất nhiều, tỷ lệ điều trị thành công tuy giảm đi song không có nghĩa là không thể.
2.5. Ung thư thanh quản giai đoạn 4
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của ung thư. Lúc này, các biểu hiện như đau vùng cổ ngực, khàn giọng, mất tiếng, sụt cân, thường xuyên mệt mỏi,… sẽ gia tăng về cường độ và mức độ.
Bên trong cơ thể, các khối u cũng tăng dần về kích thước và bắt đầu di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể,và thường gặp nhất là di căn lên hòm họng gây ung thư hòm họng và xuống phổi gây ung thư phổi.
Ở giai đoạn này, việc điều trị có rất ít hi vọng và gần như không thành công.
3. Chẩn đoán và điều trị ung thư thanh quản
Phát hiện và điều trị sớm luôn mang lại những lợi thế khi chữa trị ung thư. Ở những giai đoạn đầu, phần lớn người bệnh phát hiện ung thư nhờ việc thực hiện khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ. Một số còn lại phát hiện bệnh khi có những triệu chứng bất thường.
Để chẩn đoán bệnh, thông thường bác sĩ sẽ cần sử dụng đến một số biện pháp sau đây:
– Nội soi thanh quản để quan sát niêm mạc bên trong.
– Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) để phát hiện các khối u hoặc vị trí bất thường vùng cổ.
– Xét nghiệm sinh thiết để làm giải phẫu, xác định khối u lành tính hoặc ác tính.
Dựa theo kết quả chẩn đoán và thăm khám, sau khi xác định được giai đoạn bệnh tật, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn.
4. Phòng ngừa ung thư thanh quản
Để phòng ngừa ung thư thanh quản, việc xây dụng chế độ sống lành mạnh là điều kiện cơ bản. Trong đó, cần:
– Không nên sử dụng rượu, bia và thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự.
– Giữ vệ sinh tai mũi họng, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
– Ăn nhiều rau xanh và trái cây, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán, các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn được đóng gói.
– Kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ hiểu thêm về ung thư thanh quản và có biện pháp phù hợp để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình, ngăn ngừa ung thư.