Bị suy giảm trí nhớ do “ôm khư khư” thói quen sau

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng ít nhiều đến sự vận hành của não bộ, gây suy giảm trí nhớ và nhận thức. Nhiều người bị suy giảm trí nhớ do “ôm khư khư” thói quen xấu này mà không chịu cải thiện hay từ bỏ chúng. Cùng đọc để loại bỏ những thói quen không tốt cho não bộ ngay nào.

1. Những thói quen xấu dễ bị suy giảm trí nhớ

1.1 Thiếu ngủ dễ bị suy giảm trí nhớ

Một số người cho rằng thiếu ngủ vài lần hay thiếu ngủ ít hôm cũng không sao. Tuy nhiên, mất ngủ mạn tính thường bắt nguồn từ những lần thiếu ngủ hay mất ngủ cấp tính lặp đi lặp lại.

Thiếu ngủ khiến não bộ của bạn căng thẳng và cũng dễ xảy ra tình trạng thiếu máu não, khiến các tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng – đây là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, thường gặp trong bệnh sa sút trí tuệ (phổ biến nhất là Alzheimer).

Thiếu ngủ cũng kéo theo rất nhiều vấn đề như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,…. đây cũng là yếu tố tác động làm tăng tỷ lệ đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Mỗi khi bạn thiếu ngủ bạn sẽ cảm nhận thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, giảm tập trung, thiếu tính thần làm việc. Nếu mất ngủ kinh niên (mất ngủ mạn tính) bạn sẽ dễ nhận thấy trí óc kém linh hoạt hơn, khả năng tư duy và nhạy bén cũng giảm đi đáng kể.

Bị suy giảm trí nhớ do thiếu ngủ kéo dài

Thói quen nghịch điện thoại ban đêm có thẻ gây mất ngủ kéo dài.

1.2 Ngại giao tiếp

Con người sinh ra để giao tiếp và liên tục trao đổi thông tin. Việc giao tiếp và kết nối bạn bè bên ngoài giúp não bộ cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn và linh hoạt hơn. Hoạt động giao tiếp kích thích não bộ tư duy, suy luận và phản ứng lại. Việc thu hẹp bản thân, ngại giao tiếp hoặc không giao tiếp với người khác – điều này khiến não bộ thiếu sự kết nối, kém linh hoạt. Theo nghiên cứu chưa đồng nhất,

những người thường xuyên kết nối với mọi người cũng ít bị suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer hơn.

Vì vậy, nếu cảm thấy cô đơn bạn hãy gọi cho một hoặc vài người bạn để trò chuyện tâm sự, hoặc đi khiêu vũ, hát hò, chơi thể thao,… các hoạt động trò chuyện và giải trí cùng bạn bè sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, điều này giúp não bộ linh hoạt hơn.

1.3 Ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ bị suy giảm trí nhớ

Đồ ăn nhanh thường chứa hàm lượng chất béo cao, trong khi đó các chất khác có lợi cho sức khỏe như sắt, kẽm, vitamin, chất khoáng,… lại thiếu hụt, não bộ không được cung cấp đủ các chất này gây ảnh hưởng tới đến sức khỏe tinh thần, trí nhớ và học tập.

Các loại thực phẩm ăn nhanh nhiều người thường sử dụng hiện nay như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, xúc xích, xiên rán, đồ khô, nước ngọt,…

Thay vào đó bạn nên bổ sung các loại hạt, rau xanh và hoa quả. Chúng có tác dụng bảo vệ các chức năng của não bộ và làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.

bị suy giảm trí nhớ do ăn uống thiếu chất.

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, thiếu chất có thể gây suy giảm trí nhớ.

1.4 Âm thanh quá to

Việc nghe âm thanh quá lớn không chỉ ảnh hưởng tới thính lực (thính giác) dễ gây thủng màng nhĩ mà còn tác động tiêu cực đến não bộ. Theo các nghiên cứu cho thấy, mất thính giác ở người lớn tuổi có liên quan đến các vấn đề ở não, chẳng hạn như suy giảm trí nhớ, Alzheimer và mất mô não.

Nếu tai bạn phải làm việc quá sức với âm lượng lớn và liên tục sẽ gây hỏng thính giác vĩnh viễn, não bộ cũng sẽ phải chịu áp lực “tấn công” dễ gây suy giảm trí nhớ.

Vì vậy, bạn hãy giảm âm lượng xuống, không lớn hơn 60% âm lượng tối đa của thiết bị và cố gắng không nghe nhiều hơn một vài giờ một lúc để giúp tai và não không phải làm việc quá sức.

1.5 Lười vận động

Ngại di chuyển khiến cơ thể dễ dư cân, béo phì, hình thành các cục huyết khối (cục máu đông), mảng bám xơ vữa ở thành mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp cao và làm tăng khả năng suy giảm trí nhớ (sa sút trí tuệ thể Alzheimer).

Vì vậy, bạn nên dành thời gian ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thường xuyên. Không cần bạn phải chạy marathon, bạn hãy dành thời gian từ 15-30 phút để đi bộ trong vườn hoặc đi bộ nhanh quanh khu vực mình đang sinh sống để cơ thể di chuyển linh hoạt. Nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 3 ngày một tuần.

1.6 Hút thuốc dễ bị suy giảm trí nhớ

Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc (khoảng 7000 hóa chất). Chất độc nicotine trong khói thuốc lá khi xâm nhập vào mạch máu truyền lên não, sẽ làm cho trí nhớ của bạn kém đi gây suy giảm trí nhớ, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, bao gồm cả khả năng Alzheimer.

Nicotine trong khói thuốc lá gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh đảm nhiệm vai trò tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin.

Chất độc này cũng khiến cơ thể chúng ta cảm thấy bồn chồn, lo lắng, trầm cảm khi không sử dụng thuốc lá, gây tâm lý thèm thuốc, nghiện thuốc.

Theo nghiên cứu, những người nghiện thuốc lá có tỷ lệ bị sa sút trí tuệ (alzheimer) cao hơn người bình thường.

suy giảm trí nhớ do hút thuốc lá

Hút thuốc – thói quen xấu gây suy giảm trí nhớ.

1.7 Ăn quá nhiều

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn, kể cả nhưng nhưng thực phẩm cần thiết và có lời thì não bộ của bạn sẽ “bội thực” không thể xây dựng mạng lưới liên kết mạnh mẽ để giúp bạn suy nghĩ và ghi nhớ tốt hơn, điều này lâu dài sẽ gây suy giảm trí nhớ.

Ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì, gây các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… các vấn đề này ảnh hưởng đến não và bệnh Alzheimer.

1.8 Ở trong tối quá nhiều, quá lâu

“Ru rú” ở trong bóng tối quá lâu không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, bạn có thể rơi vào trạng thái trầm cảm và điều này có thể làm chậm quá trình hoạt động của não bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ánh sáng mặt trời có thể giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn.

Người bị bệnh trầm cảm luôn muốn ở một mình, ở những chỗ kín đáo, ít giao tiếp với mọi người và điều này không hề tốt cho não bộ, dễ gây suy giảm trí nhớ.

2. Giữ cho não bộ khỏe mạnh

– Ngủ đủ

– Tập luyện thường xuyên

– Chế độ ăn uống khoa học

– Giải trí lành mạnh

– Tăng cường giao tiếp xã hội

– Rèn luyện trí nhớ bằng các bài tập kiểm tra trí nhớ, trò chơi kích thích trí não phát triển,… Đây là những biện pháp hỗ trợ giúp bạn làm giảm sự suy giảm trí nhớ.

Nếu đang mắc các bệnh hệ thần kinh như rối loạn giấc ngủ (mất ngủ),  thiếu máu não, tai biến mạch máu não, Alzheimer, …. cần đi thăm khám với chuyên gia nội thần kinh để điều trị hiệu quả.

Những người trong gia đình có người mất trí nhớ hay mắc các bệnh lý về thần kinh, đặc biệt là não cũng không nên chủ quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital