Chào bác sĩ! Vợ tôi đang mang thai tháng thứ 7. Thời gian gần đây, vợ tôi có hiện tượng phù hai chân. Tình trạng phù giảm vào buổi sáng sau khi ngủ dậy nhưng ngồi lâu, đúng lâu lại phù nề trở lại nên tôi thấy rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ, phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Cảm ơn bác sĩ! (Thanh Tùng – Hà Nội)
Trả lời:
Chào anh Thanh Tùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc! Câu hỏi phù chân khi mang thai có nguy hiểm không của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Menu xem nhanh:
1.Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Anh Thanh Tùng thân mến! Phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây phù chân khi mang thai là do càng về những tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu khiến máu khó chảy trở về tim được.
Ngoài ra, thai phụ mặc đồ quá chật; mang thai lớn hoặc thai đôi; bị ho nhiều và ho lâu do mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dào; tăng cân quá nhanh trong thai kỳ; mang giày cao gót, sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần làm ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn gây nên tình trạng phù nề khi mang thai.
Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không? Phù khi mang thai có hai dạng chính là phù bệnh lý và phù sinh lý. Phù sinh lý là hiện tượng gặp phổ biến ở thai phụ. Hiện tượng phù sẽ giảm khi thai phụ nghỉ ngơi, kê cao chân khi ngủ. Phù sinh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên, phù bệnh lý lại là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thai nghén, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nếu mẹ bầu bị sưng phù chân lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí nhiều mẹ bầu còn có cảm giác đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì có thể xem tình hình trở nên rất nguy hiểm và cần đi khám càng sớm càng tốt.
2. Phải làm gì để khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai?
Khi có dấu hiệu phù trong thai kỳ, thai phụ nên:
-Thai phụ nên ăn nhạt, cắt bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
-Nên hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
-Nên uống nhiều nước, tốt nhất là ít nhất 8 ly nước, tương đương khoảng 2 lít nước.
-Khi ngồi làm việc, thai phụ nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu.
-Vận động thường xuyên, không nên đứng hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.
-Khi nghỉ ngơi và nằm ngủ nên kê cao chân để làm giảm phù.