Bị lồi mắt là tình trạng nhãn cầu bị đẩy ra trước, nguyên nhân do tăng thể tích các bộ phận trong hốc mắt. Bệnh này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai bên mắt.
Bệnh lồi mắt có thể là triệu chứng từ nhiều bệnh khác nhau. Thông thường, độ lồi mắt của nhãn cầu được đo từ đỉnh giác mạc đi xuống ngang hai hốc mắt.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng của lồi mắt
Lồi mắt có nhiều loại, tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân. Có một vài sự thật của lồi mắt bạn nên biết như:
– Lồi mắt có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.
– Thời gian lồi mắt mới có hoặc đã có từ lâu có thể do hốc mắt nhỏ bẩm sinh, hoặc do cận thị tiến triển nặng.
– Lồi mắt tiến triển nhanh và chậm, có thể lồi mắt sẽ tiến triển nhanh do có khối u ác tính hoặc do viêm tổ chức.
– Lồi mắt cũng có thể nặng hơn khi bệnh nhân thay đổi tư thế, đặc biệt là tư thế cúi đầu.
– Lồi mắt có thể dẫn đến mờ mắt hoặc giảm thị lực.
– Lồi mắt có thể gây ù tai, đau đầu
2. Nguyên nhân gây lồi mắt
Lồi mắt có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là ba nguyên nhân chính:
– Bị lồi mắt nguyên nhân do cường năng tuyết giáp trạng (bệnh Basedow)
– Bị lồi mắt nguyên nhân do viêm: Viêm hốc mắt tổ chức, áp xe mắt dưới màng xương,..
– Bị lồi mắt nguyên nhân do khối u: Do khối u ác tính hoặc u di căn, u ở vùng hốc mắt, u ở vùng tuyến lệ,…
– Lồi mắt nguyên nhân do chấn thương: Chấn thương làm máu tụ phần hốc mắt hoặc do thông động mạch cảnh xoang hang
3. Đối tượng dễ có nguy cơ bị bệnh lồi mắt:
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lồi mắt, tuy nhiên có những nhóm bệnh sẽ dễ gây biến chứng lên mắt, hình thành lồi mắt :
– Bệnh nhân bị các loại bênh toàn thân như viêm nhiễm, bệnh lao, bệnh u ác tính tiền liệt tuyến, u ác tính phổi hoặc vú, bệnh máy ác tính, bệnh xoanh mãn tính hoặc bệnh Basedown.
– Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến mắt như u hốc mắt hoặc viêm tổ chức hốc mắt. Những bệnh này đều có thể dẫn đến lồi mắt.
4. Cách chẩn đoán bệnh lồi mắt
Có nhiều biện pháp để chẩn đoán bệnh lồi mắt. Tại bệnh viên có chuyên khoa mắt uy tín, lồi mắt thường được chẩn đoán bằng 3 cách sau:
4.1 Chẩn đoán bằng hình ảnh
– Bác sĩ sẽ dùng siêu âm để phân biệt các loại u đặc, nang ở hốc mắt, giả lồi hốc mắt và siêu âm dopper để đánh giá các tình trạng mạch máu phía bên trong hốc mắt.
– Bên cạnh đó để chẩn đón tình trạng xương và cấu trúc ở vùng lân cận hốc mắt, bác sĩ sẽ chụp CT.
– Cuối cùng để xem các phần cấu trúc mềm ở xung xanh nhãn cầu, bác sĩ sẽ cho chụp cộng hưởng từ.
4.2 Dùng biện pháp sinh thiết hốc mắt
Để xác đinh được chính xác bản chất và nguyên nhân của khối u, cùng với đó là đưa ra định hướng điều trị như điều trị hóa chất, chống viêm hay tia xạ, các bác sĩ sẽ dùng biện pháp sinh thiết hốc mắt để chẩn đoán
4.3 Dùng biện pháp chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định giúp xác định chính xác mắt có bị lồi thật hay không bằng cách đo độ lồi. Bác sĩ sẽ quan sát từ trán bệnh nhân xuống, sau đó so sánh khe mi độ mở như thế nào. Tiếp đến là nhìn nghiêng để so sách được cung lông mày và đỉnh giác mạc có độ lồi ra sao bằng thước Hertel. Độ lồi được xem là bất thường nếu độ lồi lớn hơn 10mm.
Sau đó bác sĩ sẽ xác định đây là lồi mắt của bệnh lý hay nguyên nào. Bởi lồi mắt thường là biểu hiện của một bệnh lý toàn cơ thể. Bởi vậy các bác sĩ chuyên về nội tiết, huyết học, thần kinh,… sẽ chẩn đoán và đưa ý kiến.
5. Cách điều trị khi bị lồi mắt?
Như cách chữa trị các bệnh khác, bệnh lồi mắt có những nguyên tắc điều trị chung để bệnh được giải quyết nhanh gọn và không gây trở nặng thêm:
– Bệnh lồi mắt là bệnh xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy, bạn cần điều trị bệnh lồi mắt theo nguyên nhân, trị tận gốc.
– Bệnh cần được chữa trị đồng thời cùng việc phòng và điều trị biến chứng.
– Khi chữa trị bệnh lồi mắt có thể tùy theo bản chất của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, nội khoa hay điều trị tia xạ.
Các phương pháp điều trị có thể sẽ bị thay đổi tùy theo bản chất hoặc diễn biến của bệnh. Với những tổn thương do u Lympho, viêm nhiễm hoặc thoái hóa, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa. Còn với các trường hợp bị u ác tính, người bệnh cần được phối hợp để điều trị ngoại khoa.
6. Cách phòng bệnh lồi mắt
– Khi phải đeo kính, bạn nên sử dụng đúng cách. Thường xuyên để kính đúng tầm mắt để tránh mắt phải hoạt động sai cách, dẫn đến lồi mắt
– Tuyệt đối không sử dụng kính sai độ, bởi việc này sẽ làm cho mắt khi nhìn bị mỏi, mắt phải căng sẽ khiến cho thị lực suy giảm.
– Không nên phụ thuộc quá nhiều vào kính, điều này sẽ khiến đôi mắt bị nặng hơn theo thời gian.
– Dù bị bệnh về mắt hay không thì bạn cũng không nên học tập, làm việc ở trong môi trường không đủ ánh sáng.
Bên cạnh đó bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất, nhất là bạn đã bị các bệnh toàn thân hoặc tiền sử bị bệnh. Bệnh nhân nên chọn địa chỉ có máy móc chẩn đoán hiện đại cùng bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh cũng như có lộ trình điều trị tốt nhất.
Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đáng tin cậy, tại đây cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện. Tại đây không chỉ sở hữu hệ thống máy móc hiện đại và đa dạng bậc nhất mà còn có các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Đến với Thu Cúc TCI, bệnh nhân sẽ hoàn toàn yên tâm với kết quả chẩn đoán và lộ trình điều trị bệnh chính xác, tiện lợi, nhanh chóng.