Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích là bệnh do rối loạn chức năng của ruột, người bệnh thường cảm thấy đau thắt ruột, đầy hơi…Trong một số trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và cũng có trường hợp biểu hiện cả hai dấu hiệu trên. Vậy hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

trieu-chung-benh-tieu-hoa

Đau bụng là một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

“Trong đợt khám sức khỏe định kì vừa rồi bác sĩ chẩn đoán tôi bị hội chứng ruột kích thích nên bụng dạ tôi mới nhạy cảm đến thế. Cứ ăn gì lạ vào là biết ngay. Giờ phải kiên trì theo chỉ định của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh” – chị Phương Anh chia sẻ

Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Cần chú ý các thực phẩm làm tăng triệu chứng của bệnh như: cà phê, bia, các chế phẩm từ sữa, ăn uống quá nhiều không cân đối, nhiều chất béo, tránh stress, sinh hoạt làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, thuốc nhuận tràng đôi khi cũng làm tăng triệu chứng.

Với một số trường hợp cần dùng thuốc bệnh mới khỏi. Vậy hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì hiệu quả? Tùy vào triệu chứng nổi trội để phối hợp các thuốc. Cụ thể như sau:

Thuốc chống tiêu chảy: Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.

Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.

Thuốc chống táo bón: Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.

Thuốc chống đau: Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin, các thuốc chống trầm cảm, an thần, các thuốc ức chế kênh calci, các thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.

Thuốc uống khi bị đau sau ăn: dicyclomine, dicycloverine (kremil-S); chống co thắt uống spasmaverine; thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel), thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.

Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về nhà sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi có triệu chứng của bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital