Bị đại tràng nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bị đại tràng nên ăn gì là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người bị bệnh đại tràng. Vậy, bị đại tràng nên ăn gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Bị đại tràng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân đại tràng. Một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và lành mạnh giúp người bệnh viêm đại tràng nhanh chóng hồi phục, giảm các triệu chứng bệnh. Ngược lại, ăn uống không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Người bị viêm đại tràng nên ăn các loại thịt nạc.

Bị đại tràng nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là những người bệnh đại tràng. Theo đó, người bệnh đại tràng cần một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như:

-Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày.

-Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng bệnh nhân.

-Chất béo nên ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày.

-Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

– Nên dùng các thực phẩm như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.

-Ăn làm nhiều bữa nhỏ 4-5 bữa nhỏ/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và uống nhiều nước, nước canh, nước rau củ quả ép.

Ăn nhiều cá tốt cho hệ tiêu hóa

2. Bị đại tràng không nên ăn gì?

Khi bị táo bón cần giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là chất xơ dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose… Ăn làm nhiều bữa nhỏ 4-5 bữa nhỏ/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và uống nhiều nước, nước canh, nước rau củ quả ép.

Khi bị tiêu chảy cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, các loại sa lát, món nộm chua ngọt, đồ ăn tái sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.

Người bị bệnh đại tràng không nên ăn các loại rau sống

-Tránh chất kích thích như cà phê, sôcôla, trà…

-Hạn chế chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.
-Không nên ăn các thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.

-Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt)

-Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital