Bị buốt răng hàm thì phải điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bị buốt răng hàm là hiện tượng răng bị nhảy cảm, có cảm giác buốt khi ăn các đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hay khi hít thở trong thời tiết lạnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và làm sao để cải thiện?

1. Nguyên nhân bị buốt răng hàm

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ê buốt răng hàm. Có thể kể đến như:

1.1 Sâu răng

Khi lỗ sâu răng vào sâu phần ngà răng thì khi ăn, acid trong thức ăn làm cho mô ngà răng kích thích, dẫn đến tình trạng ê buốt.

bị buốt răng hàm

Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bị buốt răng hàm

1.2 Mòn răng

Mòn răng là hiện tượng men răng bị mài mòn do ma sát hoặc hoá chất gây nên. Khi men răng bị mất đi thì không thể thay thế được một cách tự nhiên. Răng khi bị mòn sẽ nhạy cảm hơn bình thường, gây nên hiện tượng ê buốt.

1.3 Viêm tuỷ

Tuỷ răng là một ổ chức gồm mạch máu, thần kinh…. nằm trong hốc giữa của phần ngà răng. Viêm tuỷ răng xảy ra khi tuỷ răng phản ứng lại các tác nhân gây bệnh như hoá chất, sang chấn, thay đổi áp suất môi trường,…Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị đau buốt dữ dội ngay cả khi không bị tác động.

1.4 Chấn thương

Răng hàm là loại răng chịu áp lực nhai lớn nhất, dễ bị chấn thương như mẻ, gãy,…Việc mất đi một phần mô răng sẽ dễ làm ngà răng và tuỷ răng lộ ra ngoài gây nên ê buốt.

1.5 Viêm lợi

Viêm lợi là bệnh lý hình thành do các mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày. Vi khuẩn ở các mảng bám đó sẽ khiến cho lợi sưng đỏ, chảy máu, viêm nhiễm và răng nhạy cảm hơn bình thường. 

Viêm lợi gây ê buốt răng

Viêm lợi khiến cho lợi sưng đỏ, chảy máu, viêm nhiễm và răng nhạy cảm hơn bình thường. 

1.6 Nguyên nhân khác

– Thẩm mỹ, điều trị nha khoa sai kỹ thuật

Thực hiện thẩm mỹ răng như cạo vôi răng, tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật ở các cơ sở nha khoa không uy tín dẫn đến răng bị nhạy cảm và ê buốt.

– Chưa biết cách chăm sóc răng miệng 

Đánh răng sai cách, dùng bàn chải tác động lực quá mạnh lên răng, dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao….là những nguyên nhân khiến cho lợi bị tổn thương, răng nhạy cảm và từ đó tình trạng ê buốt xuất hiện.

– Chế độ ăn uống kém khoa học

 Việc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa lượng axit cao như dưa chua, đồ ăn chế biến sẵn thường xuyên dần dần sẽ khiến mòn răng, ê buốt và gây cảm giác khó chịu.

2. Biện pháp cải thiện tình trạng bị buốt răng hàm

2.1 Tự chăm sóc tại nhà 

Để tình trạng răng hàm ê buốt được cải thiện, bệnh nhân cần thực hiện những biện pháp sau:

– Đánh răng đúng cách, lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp, lông bàn chải không cứng và tránh sử dụng lực quá mạnh để không gây tổn thương lợi. 

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy hàng ngày.

– Để chăm sóc răng miệng toàn diện, cần sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.

– Hạn chế ăn các thực phẩm các lượng đường hoặc tính axit cao.

– Hạn chế uống cà phê, bia rượu hay những đồ có chất kích thích. 

– Không dùng răng để cố gắng cắn những vật cứng. 

Dùng răng hàm cắn

Dùng răng hàm cắn những vật cứng khiến răng bị ê buốt và đau nhức

2.2 Điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín 

Với những trường hợp bị ê buốt răng nặng, cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây khiến bệnh nhân bị buốt răng hàm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Răng bị ê buốt do chấn thương hoặc mài mòn 

Nếu răng bị tác động dẫn đến chấn thương hay bị mài mòn, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện: 

Trám răng

Phương pháp này được thực hiện để khôi phục răng về trạng thái ban đầu và có chức năng như răng thật bằng cách lấp đầy các khoảng trống trên răng.

Bọc răng sứ

Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ được thực hiện bằng cách mài đi một phần răng và sử dụng mão răng sứ để bọc bên ngoài. Qua đó sẽ lấp đi được khoảng trống răng đã mất, giảm được tình trạng khó chịu và tình trạng ê buốt răng hàm cho bệnh nhân.

Răng bị ê buốt do các bệnh lý (viêm tuỷ, sâu răng, viêm lợi…)

Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể, nha sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp được sử dụng có thể kể đến như:

Cạo vôi răng

Vôi răng (cao răng) là phần mảng bám thức ăn dính ở thân răng và nướu. Theo thời gian, nếu không được loại bỏ đi, các mảng bám này sẽ bị vôi hoá, trở nên cứng và không dễ lấy đi được bằng cách vệ sinh răng miệng mà cần dùng đến phương pháp cạo vôi.

Điều trị nội nha

Khi nguyên nhân ê buốt răng có liên quan đến phần tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi phần tuỷ bằng các dụng cụ nha khoa. Sau đó sẽ tiến hành bọc sứ để răng được bảo tồn.

Nhổ răng

Đây là phương án cuối cùng được hiện, sau khi đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không có chuyển biến, bệnh nhân bị buốt răng hàm tái phát nhiều lần. 

thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín

Để biết chính xác được cách điều trị răng hàm ê buốt hiệu quả, cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin chi tiết về nguyên nhân và phương pháp cải thiện tình trạng bị buốt răng hàm. Cách tốt nhất để giữ cho răng miệng luôn khoẻ mạnh đó là khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhé. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital