Viêm tụy cấp là tình trạng men tụy được tiết ra được kích hoạt trong lòng ống tụy, làm tiêu hủy mô tụy, gây biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có thể gây tử vong. Bệnh nhân viêm tụy cấp nên ăn gì và kiêng gì? Cùng TCI tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Viêm tụy cấp
Bình thường, các men tụy được tạo ra ở tuyến tụy ở dạng bất hoạt, khi vào tá tràng sẽ được chuyển thành trạng thái hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Khi có sự rối loạn, gây kích hoạt các men tụy ngay trong lòng ống tụy, phá hủy tế bào mô tụy, dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp. Có khoảng 20 – 50% viêm tụy cấp diễn biến phức tạp ở bệnh nhân suy đa tạng, nhiễm trùng, dẫn tới tử vong.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm tụy cấp
Tuyến tụy bị tổn thương, khiến men tụy không thể di chuyển ra tá tràng để tiêu hóa thức ăn, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều, càng ăn càng nôn. Vì thế người bệnh trong giai đoạn cấp tính, đau bụng nhiều bệnh nhân sẽ được:
– Nhịn ăn hoàn toàn, đặt sonde dạ dày để kiểm tra dẫn lưu dịch vị và nuôi dưỡng khi tình trạng ổn định.
– Thử cho ăn, khi cho ăn có các dấu hiệu không dung nạp thì dừng ăn ngay.
– Đối với những trường hợp viêm tụy nhẹ, có thể thử bằng đường miệng, nếu đau sẽ phải chuyển qua đường sonde tá tràng, hỗng tràng. Nếu tình trạng bất dung nạp, nhịn ăn nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
– Trường hợp bệnh nhân không dung nạp đường tiêu hóa, chuyển qua sữa thủy phân, sữa bán nguyên tố, nguyên tố dạng thủy phân. Tuy nhiên, sữa này không phổ biến, nên thường sẽ nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch đến khi ổn định mới chuyển sang cho ăn.
Nhìn chung, người bệnh sẽ được cho ăn bằng đường tĩnh mạch thay thế đường miệng, cho ăn bằng đường miệng hoặc sonde khi đến giai đoạn ổn định, qua giai đoạn nguy cấp. 9
2.1 Viêm tụy cấp nên ăn gì để có các chỉ số dinh dưỡng an toàn
Người bệnh viêm tụy cấp có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, khác với chế độ người bình thường:
– Lượng protein cung cấp khoảng 1,2-1,5 g/kg/ngày, lượng Glutamine: > 0,2 g/kg
– Carbohydrate phải đạt khoảng 4-7 mg CHO/kg/phút
– Fat 0,8-1,5 g/kg/ngày, (Đảm bảo lượng chất béo < 30g/ngày để không gây kích thích bài tiết tụy và tránh tăng mỡ máu).
3. Bệnh viêm tụy cấp nên ăn uống như thế nào?
Trong giai đoạn viêm tụy cấp, người bệnh được chỉ định không ăn uống gì để hạn chế cơn đau tăng lên dữ dội. Sau giai đoạn cấp, để phòng viêm tụy tái phát người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
3.1 Chia nhỏ bữa
Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều vào 1 bữa, nên chia thành 3 bữa chính, 2 bữa phụ, không nên ăn đêm
3.2 Ăn sáng đúng giờ
Trong bữa sáng, nên có rau xanh ăn kèm, không nên chỉ uống mỗi sữa thay cho bữa sáng. Không nên bỏ bữa sáng.
3.3 Rau xanh
Bổ sung rau xanh từ 300 – 400g/ngày, hoa quả khoảng 100g/ngày. Nên ăn các loại rau như: rau cải bó xôi, súp lơ xanh hoặc các loại rau lá xanh đậm như: rau cải, rau lang, rau muống, rau ngót, mồng tơi, các loại đậu quả …) Một số loại chứa nhiều vitamin: cà rốt, cà chua, gấu, rau bina, anh đào, quả việt quất, ngũ cốc nguyên hạt… giúp tiêu hóa tốt hơn.
3.4 Đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít/ngày, tùy tình trạng hoạt động thể lực. Không nên uống nước nhiều vào buổi tối, vận động ra mồ hôi nhiều nên bỏ 1 chút muối vào nước trước khi uống hoặc uống nước muối khoáng để tránh mất điện giải.
3.5 Cách chế biến
Nên ăn đồ hấp luộc nhiều hơn, hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa chất bảo quản, tạo màu, đồ ăn chứa thuốc trừ sâu…
3.6 Vận động
Tăng cường vận động, tăng mức độ tập dần. Ban đầu, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng, giai đoạn sau có thể tăng dần thời gian tập, cường độ tập luyện. Có thể tập 30 phút mỗi ngày, giúp tăng cường nhu động ruột, tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường chuyển hóa trong cơ thể.
3.7 Thực phẩm giàu protein
Nên ăn thịt nạc thay cho thịt mỡ, nên ăn thịt trắng thay cho thịt đỏ. Nên bổ sung thịt gà, trứng, sữa, cá… vào chế độ ăn hằng ngày, không nên bổ sung quá nhiều, chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ mỗi bữa. Hạn chế ăn quá nhiều đạm trong một bữa. Một số loại thực vật chứa hàm lượng đạm cao, lành tính như cây họ đậu, đậu phụ… dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng.
3.8 Bổ sung vitamin
Trong bệnh nhân viêm tụy, rất dễ mất vitamin. Vì thế, bổ sung vitamin A, E, K, D. B12… Những loại này có thể bổ sung từ thực phẩm chức năng hoặc từ hoa quả, thức ăn sẽ giúp người bệnh khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn.
4. Viêm tụy cấp không nên ăn gì?
Qua cơn viêm tụy cấp, không có nghĩa là bạn đã khỏi hoàn toàn. Biến chứng viêm tụy cấp có thể gặp lại sau 1 tháng, nếu nang giả tụy không tiêu biến hết. Vì thế, để hạn chế tái viêm tụy cấp, bạn không nên ăn một số loại sau đây:
4.1 Không chất kích thích
Không uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trong thời gian sau khi bị viêm tụy cấp. Sử dụng chất kích thích giai đoạn này rất dễ kích thích tăng sinh viêm tụy tái phát.
4.2 Chất béo động vật
Hạn chế chất béo có trong bữa ăn, đặc biệt là chất béo động vật. Chất béo này làm tăng gánh nặng cho tụy, gan, thận.
4.3 Thịt đỏ không nên có trong chế độ viêm tụy cấp nên ăn gì
Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt lợn… là loại protein khó tiêu hóa hơn. Người bệnh viêm tụy không nên bổ sung những loại này quá sớm, dễ gây đau viêm tái trở lại.
4.4 Nội tạng động vật
Nội tạng động vật gây tăng tải gánh cho gan, thận, tụy. Giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể đang phục hồi dễ gây tình trạng viêm tái trở lại.
4.5 Đồ dầu mỡ
Trong thời điểm này, không nên ăn nhiều mỡ động vật. Nên chọn dầu thực vật thay thế cho chiên rán bằng mỡ động vật. Nên chọn cách chế biến hấp luộc, thay cho xào, rán nhiều dầu mỡ. Bổ sung đồ dầu mỡ trong giai đoạn này dễ gây khó tiêu, đầy bụng.
4.6 Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh như: khoai tây chiên, mayonnaise, bơ, sữa béo, bánh ngọt, nước ngọt… Dễ gây tăng tải gánh cho tụy, gây đầy bụng, khó tiêu.
Viêm tụy cấp là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện cấp cứu kịp thời. Để phòng tránh viêm tụy cấp tái phát, hay thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt, không uống rượu bia để có được một cơ thể khỏe mạnh.