Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ giai đoạn học nói, với triệu chứng điển hình như trẻ nghe kém. Bệnh viêm tai giữa tiết dịch nếu không được điều trị, sẽ làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.

Bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em là gì?

bệnh viêm tại giữa tiết dịch ở trẻ em là gì
Bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ giai đoạn học nói, với triệu chứng điển hình như trẻ nghe kém. (ảnh minh họa)

Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng vùng tai giữa (hòm nhĩ) của trẻ bị viêm và gây tiết dịch. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu và hay được các bác sĩ nhắc đến hiện nay là trẻ bị rối loạn chức năng vòi nhĩ.

Vòi nhĩ có chức năng làm cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài. Khi vùng mũi họng của trẻ bị viêm (niêm mạc mũi họng bị sưng dày lên, VA sưng to, viêm amidan) gây tắc cửa vòi nhĩ. Điều này làm cho áp suất âm trong tai giữa (hòm nhĩ) tăng lên, gây sự tiết dịch các tế bào niêm mạc ở tai giữa (hòm nhĩ), vì vậy hòm nhĩ có dịch và được gọi là viêm tai giữa.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa tiết dịch

biểu hiện bệnh viêm tại giữa tiết dịch

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện cụ thể, nên cha mẹ thường khó nhận biết. Ngay cả nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán bỏ sót bệnh này vì ít khi các bé có biểu hiện nóng sốt, đau tai.

Khám tai ở giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch, màng nhĩ đa số là bình thường, khi bệnh nặng hơn có thể thấy bóng khí ở màng nhĩ hay mực nước ở hòm nhĩ, bệnh nặng lúc đó màng nhĩ mới bắt đầu dày và đỏ. Ở giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch soi tai bằng đèn hay thậm chí nội soi tai cũng khó phát hiện được. Vì vậy các bác sĩ cần theo dõi trẻ và dựa trên kinh nghiệm thăm khám lâu năm có thể nghi ngờ để làm căn cứ chẩn đoán bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa tiết dịch

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng hơn như viêm tai giữa tụ mủ, nguy hiểm nhất viêm tai giữa thủng nhĩ nếu như trẻ không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa tiết dịch

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em tại Hệ thống y tế Thu Cúc - uy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn cho trẻ. (ảnh minh họa)
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em tại Hệ thống y tế Thu Cúc – uy tín, chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn cho trẻ. (ảnh minh họa)

Để chẩn đoán sớm, các bác sĩ thường sử dụng nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Đây là một nghiệm pháp quan trọng cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một trong những nghiệm pháp giúp đánh giá tình tai giữa. Kết quả sẽ cho biết tai giữa bình thường hay tai đang bị bệnh về mức độ cảm thụ âm thanh. Vì thế dù nội soi tai bình thường, trẻ cũng cần được đo nhĩ lượng để phát hiện sớm dịch trong tai giữa.

Tùy theo kết quả của nhĩ lượng đồ bác sĩ sẽ biết được tình trạng ứ dịch nhiều hay ít trong tai giữa của trẻ và có biện pháp xử lý liệu quả như đặt ống hút dịch trong tai bé, và có thể can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Lời khuyên ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ

Các bậc phụ huynh hay những người chăm sóc trẻ, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước nên cho thông báo đến gia đình và cho bé đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Để bé được nội soi tai mũi họng, đo thính lực và nhĩ lượng.

Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng cho bé, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa chuyển từ mùa nóng sang lạnh. Khi bị viêm mũi họng, nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai giữa. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm vì dễ gây sặc gây ảnh hưởng đến tai trẻ.

Nếu bạn cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital