Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê
Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là với điều kiện môi trường không khí ngày càng ô nhiễm. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng chúng gây ra nhiều phiền toái. Bài viết sau dây sẽ cung cấp các thông tin như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như một só biện pháp phòng ngừa đối với căn bệnh này để bạn đọc tham khảo và có biện pháp phòng tránh.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

3 nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng

Tác nhân chính gây bệnh viêm mũi dị ứng là phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… (ảnh minh họa)

Viêm mũi dị ứng là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức trước các thành phần hay tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, đậu phộng, các loại hải sản,…). Cùng với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói bụi cũng gây ra phản ứng viêm và kích thích gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạch phủ ở bề mặt mũi, các xoang và mắt.

Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng chúng gây ra nhiều phiền toái. (ảnh minh họa)

Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện chủ yếu bởi các triệu chứng như sau:

  • Tắc ngạt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi (thường là chảy mũi loãng trong).
  • Đau đầu, ù tai, đau họng và khạc đờm kéo dài.
  • Ho khan nhưng không bị sốt, cảm giác như bị cảm kéo dài.
  • Ngứa khóe mắt, chảy nước mắt, thâm quầng mí mắt.
  • Mất mùi và mất vị giác, kém tập trung.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?

Điều trị bằng thuốc

Bệnh viêm mũi dị ứng phần lớn được điều trị bằng việc vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, họng và có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng viêm,... theo chỉ định từ bác sĩ. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm mũi dị ứng phần lớn được điều trị bằng việc vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, họng và có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng viêm,… theo chỉ định từ bác sĩ. (ảnh minh họa)

Phần lớn người bị bệnh viêm mũi dị ứng có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi họng như nước muối sinh lý, các dung dịch sát khuẩn được sự tư vấn từ bác sĩ để vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng của mình. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc chống viêm có chứa corticoid như  polydexa, collydexa,… và thường được chỉ định dùng dưới 7 ngày và cần được sự tư vấn từ bác sĩ.

Điều căn bản của điều trị viêm mũi dị ứng là phải xác định được tác nhân gây kích thích để hạn chế các tác nhân đó, đồng thời kiểm soát môi trường sống. Kết hợp cùng với các biện pháp vệ sinh mũi họng thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng và chỉ nên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng như các thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid từ sự tư vấn của bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Một số trường hợp viêm mũi dị ứng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật đó là khi chúng tiến triển nặng tạo nhiều Polyp mũi hoặc khiến niêm mạc cuốn mũi thoái hóa khiến tình trạng nghẹt mũi nhiều không thể kiểm soát hay khắc phục được bằng thuốc, khi đó bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng có thể chỉ định người bệnh phải tiến hành làm phẫu thuật để cắt bỏ polyp mũi do chúng gây ra và khắc phục một số biến chứng có liên quan. Tuy nhiên trường hợp phải phẫu thuật thường ít xảy ra, đa số người bệnh thường điều trị bằng các biện pháp vệ sinh và sử dụng thuốc.

Một số biện pháp phòng ngừa

Bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành 3 loại: viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp.

– Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa: bệnh thường phát theo mùa. Nên tránh hít phải phấn các loại hoa trong không khí, ở trong nhà, đóng các cửa sổ. Sử dụng máy lạnh không khí, tránh sử dụng quạt vì nó có thể mang các di nguyên bên ngoài vào. Ngoài ra nên tắm hoặc thay quần áo sau khi ra ngoài, tránh phơi quần áo ngoài trời, dễ bám các bụi bẩn.

– Đối với viêm mũi dị ứng quanh năm: bệnh xuất hiện quanh năm, nên vệ sinh chăm gối thường xuyên, sử dụng áo bọc chăm gối, sử dụng máy lọc không khí. Đồng thời tránh các con vật nuôi, thú nuôi trong nhà, không để các đồ chơi thú bông ở giường ngủ, làm sạch những bề mặt sinh mốc ở máy lạnh, máy điều hòa độ ẩm. Nên giữ độ ẩm trong nhà ít hơn 50%.

– Đối với viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp: các nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm,… Nên đeo khẩu trang khi làm việc, mặc đồ bảo hộ để tránh các hóa chất có thể gây dị ứng, khi về nhà nên vệ sinh quần áo lao động thường xuyên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital