Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ đã sinh nở, người nào hút thai hoặc sảy thai. Cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh lý này cũng như những triệu chứng của bệnh qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Lộ tuyến cổ tử cung là phần biểu mô bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài, cũng có khi là sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và không bình thường ở cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm. Khi đó gọi là tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Nguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở. Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính.Nếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm.

Hình ảnh viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1, độ 2 và độ 3

2. Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cổ tử cung

Nhiều người thường nhầm lẫn viêm lộ tuyến cổ tử cung với bệnh viêm nhiễm âm đạo vì biểu hiện của hai căn bệnh này khá giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung:

  • Khí hư xuất hiện nhiều: khí hư tiết ra nhiều, màu dần ngả sang màu vàng, dính dính, có bọt hoặc có lúc pha lẫn màu máu.
  • Da ngoại âm đạo có màu đỏ và sưng, ngứa thậm chí còn bị loét.
  • Đau bụng dưới, đau phần eo, phần bụng kinh

Cũng như các bệnh phụ khoa khác, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bạn thường có hiện tượng bị đau vùng eo, vùng xương chậu đau, thậm chí còn đau bụng kinh.

  • Chảy máu khi quan hệ tình dục: đây được cho là một trong những dấu hiệu đặc trưng giúp chị em phụ nữ nhận biết được một số bệnh ở vùng kín, đặc biệt là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Gặp vấn đề về đường tiểu: triệu chứng của viêm lộ tuyến còn có thể lan rộng sang ba góc của bàng quang, từ đó kích thích bàng quang và dẫn đến hiện tượng đái dắt, đái bị đau, có lúc còn làm viêm nhiễm niệu đạo.

3. Điều trị bệnh thế nào?

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể như:

Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung phụ thuộc vào từng trường hợp

  • Sử dụng thuốc chống viêm
  • Dùng các biện pháp diệt tuyến (đốt bằng điện, lazer, áp lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm.

Lưu ý: trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung. Khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài. Lộ tuyến cổ tử cung (nhất là lộ tuyến viêm) có thể hạn chế thụ thai.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital