Bệnh viêm gan B: Khi nào cần dùng thuốc?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Phần lớn người bệnh viêm gan B đều lo lắng về tình trạng bệnh của mình và không biết có nên dùng thuốc điều trị hay không? Bởi viêm gan B không phải ai cũng phải điều trị. Vậy viêm gan B khi nào thì nên dùng thuốc?
Không phải cứ nhiễm virus viêm gan B là dùng thuốc

benh-viem-gan-b-khi-nao-can-dung-thuoc

Virus gây viêm gan b

ảnh
Viêm gan B phân làm 4 trường hợp:
– Trường hợp 1: Có kháng nguyên bề mặt HBsAg (+) chứng tỏ có virut;  có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng viêm gan B rõ (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi chán ăn; enzym gan  ALT-alanin aminotranferase tăng. Bình thường ALT= 40U/L, khi bị bệnh ALT tăng gấp 2 lần trở lên). Đây là trường hợp  cần phải  dùng thuốc.
– Trường hợp 2: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi; không có dấu hiệu lâm sàng rõ. Đây là trường hợp người lành mang mầm bệnh, không dùng thuốc.

benh-viem-gan-b-khi-nao-can-dung-thuoc.jpg2

Vàng da là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan

– Trường hợp 3: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg(+) chứng tỏ virut đang sinh sôi, nhưng không có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người “dung nạp được miễn dịch” cũng chưa cần dùng thuốc. Nhưng trường hợp này có nguy cơ cao, virut có thể tái kích hoạt gây bệnh nên cần theo dõi, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng thì khám ngay để kịp thời dùng thuốc.
– Trường hợp 4: HBsAg (+) chứng tỏ có virut; HBeAg (-) chứng tỏ không có dấu hiệu virut sinh sôi nhưng lại có dấu hiệu lâm sàng. Đây là trường hợp người bệnh đã từng bị viêm gan B mạn, virut từng kích hoạt âm thầm, sau đó ngừng kích hoạt gọi là người viêm gan B không hoạt tính; chưa cần dùng thuốc (vì virut chưa tái sinh sôi, chưa thực sự tái kích hoạt, dùng sẽ không có lợi). Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ: khám lâm sàng, xét nghiệm định kỳ, khi cần thiết phải can thiệp ngay.
Phòng ngừa viêm gan B

benh-viem-gan-b-khi-nao-can-dung-thuoc.jpg3

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và tầm soát sớm bệnh

Để phòng ngừa viêm gan virus B, phương pháp tốt nhất hiện nay là tiêm phòng viêm gan Virus. Nếu chúng ta tiêm phòng vacxin viêm gan B đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ  người nhiễm virus viêm gan B, từ đó giúp giảm viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan Virus B cần phải tiêm phòng Vacxin viêm gan B và huyết thanh kháng virus viêm gan B sau vài phút khi đẻ. Đối với người dưới 18 tuổi cũng cần tiêm vắc-xin nếu chưa tiêm nhất là những người có nguy cơ lây nhiễm cao (nhân viên y tế, nhân viên phục vụ trong trại nghiện ma túy…). Ngoài ra, cần phòng tránh lây qua đường máu, đường tình dục, các thủ thuật xâm nhập qua da vào cơ thể,…vv.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp về, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital