Viêm cuống răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến và gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để tránh những biến chứng phức tạp. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm cuống răng là gì?
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm cuống răng
1.1 Viêm cuống răng nguyên nhân do nhiễm khuẩn
Viêm tủy, tủy hoại tử là nguyên nhân dẫn đến biến chứng là viêm quanh cuống răng. Quá trình này sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu và làm giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào mô quanh cuống, trong đó gồm:
– Nội độc tố và ngoại độc tố sản sinh ra từ vi khuẩn.
– Những enzyme gây tiêu protein bao gồm có: phosphatase acid, ß – glucuronidase và arylsulfatase.
– Những enzyme tiêu hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo.
– Chất prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương.
– Bên cạnh đó các nguyên nhân gây viêm quanh cuống răng còn do tình trạng nhiễm khuẩn quanh răng, trong đó có vi khuẩn từ mô răng xâm nhập vào khu vực cuống răng.
1.2 Viêm quanh cuống răng do sang chấn răng
– Trường hợp sang chấn cấp tính: Sang chấn tác động mạnh lên răng khiến đứt các mạch máu ở cuống răng sau đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, gây ra viêm quanh cuống răng, thường là viêm quanh răng dạng cấp tính.
– Trường hợp sang chấn mạn tính: Sang chấn dạng nhẹ như: khớp cắn, núm phụ, bệnh nhân có tật nghiến răng, thói quen xấu như: cắn chỉ, cắn đinh, ngậm bút… lặp lại thường xuyên gây ra hậu quả làm tổn thương vùng viêm quanh cuống răng mạn tính.
1.3 Viêm cuống răng do sai sót trong quá trình điều trị
– Sai sót trong quá trình điều trị có thể bắt nguồn từ việc: hàn thừa, chụp sứ quá cao, quá lỏng gây sang chấn khớp cắn hoặc do sai sót trong quá trình điều trị tủy.
– Quá trình lấy tủy và làm sạch ống tủy, chất bẩn từ vùng cuống được đẩy ra vô tình gây bội nhiễm.
– Tình trạng tắc ống tủy do các tác nhân cơ học như gãy dụng cụ hoặc tác nhân hữu cơ như tạo nút ngàn mùn trong lòng ống tủy.
– Di chuyển hoặc xé rộng lỗ cuống răng.
– Hệ thống nhiễm khuẩn vô tình bị đẩy vào vùng cuống trong quá trình điều trị tủy hoặc các dị vật khác xâm nhập.
– Lạc đường gây ra thủng ống tủy.
– Vi khuẩn ở khoang tủy gây tác động kháng lại chất sát trùng ở ống tủy ở các răng điều trị tủy.
– Sử dụng thuốc kháng khuẩn quá mạnh và có tính chất kích thích mạnh.
– Chất hàn quá cuống làm cho vi khuẩn lưu lại và phát triển nhanh hơn.
2. Những triệu chứng của viêm cuống răng là gì?
– Khi bị viêm quanh cuống răng, người bệnh thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ C, kèm theo đó là các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: môi khô, lưỡi bẩn, cũng có những trường hợp người bệnh có hạch ở vùng dưới hàm hoặc cằm.
– Đau nhức răng: Lúc này các cơn đau thường liên tục, nghiêm trọng hơn còn lan lên nửa đầu. Mức độ của cơn đau tăng lên khi nhai thức ăn và không có dấu hiệu thuyên giảm nếu người bệnh không dùng thuốc giảm đau. Bệnh nhân cũng có thể xác định được vị trí răng bị đau, đây là nguyên nhân khiến người bệnh bỏ ăn, lười ăn và không dám nhai khi ăn.
– Vùng da ngoài tương ứng vị trí tổn thương sẽ sưng nặng nề, đỏ đau, ấn vào thấy đau, có hạch.
– Răng đổi màu hoặc có thể không đổi màu, lúc thăm khám thường sẽ thấy các tổn thương do sâu răng hoặc răng đã được điều trị hoặc những tổn thương khác mà không phải do sâu.
– Dấu hiệu của viêm quanh cuống răng điển hình là khi gõ dọc vào răng người bệnh sẽ đau dữ dội so với khi gõ ngang.
– Niêm mạc tại ngách lợi tương ứng vùng cuống răng cũng bị đỏ, sưng nề, mô lỏng lẻo.
– Bệnh nhân bị viêm quanh cuống răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đúng phương pháp, bệnh có thể dẫn đến nhiều nguy cơ và biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Biến chứng dễ dàng nhận biết nhất đó là hiện tượng áp xe ở vùng quanh cuống răng hoặc viêm hạch, viêm quanh hạch và viêm xương tủy.
3. Những phương pháp điều trị viêm cuống quanh cuống răng hiệu quả
3.1 Nguyên tắc điều trị viêm cuống răng
– Người bệnh cần loại bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hoại tử ở bên trong.
– Dẫn lưu tốt với môi viêm vùng cuống.
– Cần hán kín hệ thống ống tủy và tạo điều kiện tối ưu giúp mô cuống phục hồi.
– Nếu phương pháp điều trị nội Nha không mang lại hiệu quả, người bệnh cần được chỉ định phẫu thuật cắt cuống răng cho bệnh nhân.
Nếu việc điều trị nội nha không mang lại hiệu quả, nên chỉ định phẫu thuật cắt cuống răng cho bệnh nhân.
3.2 Những phương pháp điều trị viêm cuống răng
– Điều trị toàn thân: Với những bệnh nhân bị viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống thì cần phải tiến hành điều trị bằng kháng sinh toàn thân, đặc biệt là những trường hợp bị áp xe kèm theo viêm tế bào.
– Điều trị nội nha:
+ Làm sạch sẽ và tạo hình hệ thống ống tủy.
+ Đặt Ca(OH)2 trong ống tủy với mục đích làm trung hòa mô viêm vùng cuống, sát khuẩn hệ thống ống tủy.
+ Hàn kín ống tủy.
+ Phục hồi thân răng.
– Điều trị viêm quanh cuống răng bằng phương pháp phẫu thuật
+ Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp sau khi điều trị nội nha có tổn thương quanh cuống không thể phục hồi.
+ Răng sau khi được điều trị nội nha theo dõi những tổn thương cuống và không có tiến triển tốt thì cần phải tiến hành điều trị phẫu thuật nhằm lấy đi toàn bộ lớp vỏ nang. Nếu phải cắt bỏ cuống răng thì bác sĩ sẽ tiến hành hàn ngược cuống răng.
Những biến chứng toàn thân của viêm quanh cuống răng có liên quan đến các bệnh như: tim mạch, viêm khớp, đau nửa mặt, đau thần kinh, dẫn theo các cơn sốt kéo dài.
Quy trình điều trị viêm quanh cuống răng khá phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, người bệnh nên lựa chọn và tham khảo những phòng khám Nha khoa uy tín hay các bệnh viện có chuyên khoa để được điều trị và phục hồi sức khỏe răng miệng nhanh chóng, an toàn và triệt để và tránh các biến chứng về sau.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ về bệnh viêm cuống răng. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh lý này, người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám Nha khoa có chuyên môn để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.