Bệnh vẩy nến ở trẻ nhìn chung không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên bệnh vẩy nến có thể làm cho trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình.
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến ở trẻ
Bệnh vẩy nến do các tế bào của da phát triển quá nhanh (rối loạn). Ở trẻ em, bệnh vẩy nến thường xuất hiện trên khuỷu tay và đầu gối của bé nhưng có thể phát triển ở mặt, da đầu, ngực, lưng và vùng quấn tã.
Bệnh vẩy nến ở trẻ em cũng là do di truyền và do vi khuẩn streptococcus và thường xảy ra sau nhiễm trùng cổ họng.
Triệu chứng của bệnh vẩy nến ở trẻ
Trẻ bị vẩy nến có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sau:
– Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dày màu trắng.
– Da khô, nứt và có thể bị chảy máu.
– Ngứa, đau nhức hoặc có cảm giác nóng rát ở vùng bị ảnh hưởng.
– Móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
Chẩn đoán bệnh vẩy nến ở trẻ
Thông thường chẩn đoán bệnh vẩy nến khá đơn giản. Bác sĩ sẽ kiểm tra da, da đầu, móng của trẻ và hỏi một số câu hỏi, chẳng hạn như trong gia đình trẻ có ai đã từng mắc bệnh vẩy nến hay chưa hoặc bệnh sử của trẻ, loại thuốc mà trẻ bắt đầu sử dụng gần đây (nếu có).
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy một mẩu da nhỏ để thực hiện sinh thiết. Kết quả sinh thiết sẽ cho biết chính xác trẻ bị bệnh vẩy nến hay các bệnh khác có triệu chứng tương tự.
Điều trị bệnh vẩy nến ở trẻ
Có nhiều cách điều trị khác nhau cho bệnh vẩy nến và các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
– Phương pháp điều trị tại chỗ: sử dụng các loại kem, thuốc nước và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da. Các loại thuốc này bao gồm chất dưỡng ẩm, corticosteroid theo toa và kem vitamin D, dầu gội làm từ axit salicylic hoặc hắc ín từ than. Phương pháp điều trị tại chỗ thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh vẩy nến từ nhẹ đến trung bình.
– Trị liệu ánh sáng: sử dụng tia cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo (UV) để điều trị các triệu chứng bệnh vẩy nến. Bác sĩ có thể khuyên cha mẹ cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày trong thời gian ngắn để điều trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên quá nhiều ánh sáng mặt trời lại có thể làm cho bệnh vẩy nến nặng hơn.
Ngoài ra trẻ bị vẩy nến cũng có thể được điều trị bằng cách chiếu tia cực tím lên vùng da bị ảnh hưởng, điều trị bằng laser và liệu pháp kết hợp tia cực tím với thuốc và điều trị tại chỗ.
– Thuốc uống hoặc tiêm được dùng để điều trị các trường hợp trẻ bị bệnh vẩy nến nặng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Trẻ có thể nhận thuốc qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và được quy định chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
Chăm sóc trẻ bị vẩy nến
Phụ huynh cần tuân thủ những hướng dẫn sau khi chăm sóc trẻ bị vẩy nến:
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, hạn chế thịt, sữa, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tắm bằng muối tắm hoặc dầu và sau đó bôi kem dưỡng ẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
– Cho trẻ mặc quần áo, đồ lót thoáng mát. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát, sạch sẽ.