Bệnh ung thư dạ dày đang trẻ hóa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Nếu như trước đây, ung thư dạ dày thường gặp ở người trên 50 tuổi thì hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng báo động ở những người trẻ, dưới 30 cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy lý do vì sao ung thư dạ dày đang trẻ hóa? Lời giải sẽ có trong bài viết dưới đây.

Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư nguy hiểm thường gặp nhất trong các bệnh ung thư ở đường tiêu hóa. Bệnh phổ biến ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân bệnh ung thư dạ dày đang trẻ hóa

Theo các chuyên gia y tế, ung thư dạ dày gia tăng và trẻ hóa do rất nhiều yếu tố khác nhau gây ra, chủ yếu có liên quan tới chế độ ăn uống không khoa học.

  • Do chế độ dinh dưỡng

Đa số người dân Việt Nam đặc biệt là giới trẻ thường thích những món ăn chế biến sẵn, những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Những đồ ăn nhanh hoặc các món cay nóng… hoàn toàn không tốt cho dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong tương lai.

Chế độ ăn không khoa học làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày

Chế độ ăn không khoa học làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày

  • Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống của đa số người dân Việt Nam là ăn chung, uống chung, thích ăn những thực phẩm ở hàng quán vỉa hè. Những thực phẩm bày bán ở lòng đường, vỉa hè như xúc xích, chân gà nướng, thịt hun khói… không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể chứa các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Đặc biệt, thói quen ăn uống chung đụng còn là con đường lây truyền của nhiều vi khuẩn, độc tố trong đó có vi khuẩn HP. Vi khuẩn này có thể sống cộng sinh lâu ngày trong dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây loạn sản, dị sản dễ dẫn tới ung thư dạ dày.

  • Do thói quen uống rượu

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa. Việc thường xuyên tụ tập rượu bia, thường xuyên ăn nhậu, liên hoan… lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, các bệnh ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư.

Thói quen uống rượu cũng gây hại cho dạ dày

Thói quen uống rượu cũng gây hại cho dạ dày

  • Do không khám sức khỏe định kỳ

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn do không ý thức được sức khỏe bản thân, chủ quan không đi khám ngay khi có các dấu hiệu đau bụng, ợ hơi, ợ chua, thay đổi thói quen đại tiện, sụt cân… Các dấu hiệu bệnh này có thể cảnh báo nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà chúng ta cần hết sức cảnh giác.

Ung thư dạ dày đang trẻ hóa nên chúng ta không nên lơ là, cần theo dõi sức khỏe, đi khám ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường. Đồng thời cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh.

Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày

Có nhiều cách phát hiện sớm ung thư dạ dày, trong đó cách hiệu quả và đơn giản nhất là tầm soát ung thư định kỳ.

Theo đó, khi tầm soát ung thư dạ dày, bạn sẽ cần thực hiện các bước thăm khám cụ thể như

  • Khám lâm sàng: đây là bước đầu tiên và không thể thiếu để phát hiện ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, sờ nắn vùng bụng để tìm vị trí đau hoặc những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe. Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe.
Chủ động tầm soát ung thư định kỳ là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh

Chủ động tầm soát ung thư định kỳ là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh

  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4: chất chỉ điểm này thường tăng cao ở người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh viêm nhiễm ở dạ dày. Đây chỉ là bước đánh giá ban đầu, chưa thể khẳng định chắc chắn bạn có mắc ung thư dạ dày hay không. Tuy nhiên phương pháp này sẽ là cơ sở để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu hơn.
  • Nội soi dạ dày: phương pháp nội soi sẽ giúp phát hiện chính xác ung thư dạ dày: kích thước, vị trí của khối u trong cơ thể. Qua nội soi bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết nhằm xác định tính chất của khối u.

Ngoài ra, trong tầm soát ung thư dạ dày, bạn có thể cần làm thêm siêu âm ổ bụng, chụp X-quang…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital