Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới. Nhiều gia đình có cả bố mẹ và con cái cùng bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày khiến nhiều người thắc mắc không biết bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không?

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Đa số người bệnh đều được chẩn đoán ở độ tuổi 60 – 80 tuổi. Chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng ung thư dạ dày phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không? Bệnh ung thư dạ dày có di truyền không là lo lắng của nhiều người khi trong gia đình có người bị chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là khi ở độ tuổi còn trẻ.

Ung thư dạ dày không di truyền nhưng các đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày không di truyền tuy nhiên các đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày là:

  • Khiếm khuyết gen CDH1 làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày suốt cuộc đời lên tới 70 – 80%. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nữ giới mang gen đột biến CDH1 cũng tăng cao nguy cơ ung thư vú.
  • Hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không phải do polyp): những người mang hội chứng này sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và nhiều bệnh ung thư khác ở độ tuổi khi còn trẻ. Khiếm khuyết gen MLH1, MSH2 là yếu tố chính dẫn đến hội chứng này. Ngoài ra, đột biến gen MLH3, MSH6, TGFBR2, PMS1 và PMS2 cũng có thể gây ra hội chứng này.
  • Hội chứng FAP (hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình): đây là rối loạn di truyền được đặc trưng bởi sự khởi đầu của hàng trăm, hàng nghìn polyp tuyến khắp đại tràng. Những người mang hội chứng này có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng và nguy cơ mắc ung thư dạ dày cũng tăng nhẹ. Khiếm khuyến gen APC là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.
  • Đột biến gen BRCA1, BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
  • Hội chứng Li – Fraumeni: đột biến gen TP53 dẫn đến hội chứng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi còn trẻ
  • Hội chứng Peutz – Jeghers do đột biến gen STK11 làm xuất hiện nhiều khối polyp, u lành tính ở đường tiêu hóa, gia tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày

Có thể bạn quan tâm:Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Ngoài di truyền, còn có nhiều yếu tố khác được xác định có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

  • Nhiễm vi khuẩn HP: đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh lý dạ dày, điển hình là viêm dạ dày. Khoảng 90% ca mắc ung thư dạ dày có sự hiện diện của loại vi khuẩn này. Ăn uống sử dụng chung chén, muỗng dẽ làm lây nhiễm khuẩn HP
  • Chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn uống không đảm bảo, ăn nhiều thực phẩm hun khói, cá muối, thịt muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những người bình thường, đặc biệt là ung thư dạ dày phần trên sát với thực quản.
  • Những người đã từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày để điều trị các bệnh lý không liên quan đến ung thư như viêm loét dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, hoóc môn chống căng thẳng cortisol được tiết ra nhiều hơn để điều hòa cơ thể nhưng lại ngăn cản hình thành các yếu tố bảo vệ dạ dày và tăng tiết axit ở dạ dày, dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày, viêm loét và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh…

Phòng bệnh ung thư dạ dày như thế nào?

Phòng bệnh ung thư dạ dày bằng cách hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh như ăn uống sinh hoạt khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày mạn tính, phổ biến nhất là viêm dạ dày

Nội soi dạ dày có thể phát hiện những bất thường sớm ở dạ dày

Những người mang gen đột biến di truyền gây ung thư thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm cần được quan tâm sớm.

Trên đây là những thông tin giải đáp ung thư dạ dày có di truyền không.  Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital