U nang buồng trứng là bệnh mà chị em nào cũng có thể gặp phải, trong đó có u nang bì buồng trứng. Nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ có những ảnh hưởng về sức khỏe và khả năng sinh sản. Chính vì thế, căn bệnh này cần được phát hiện sớm, theo dõi sát sao và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.
Menu xem nhanh:
1. U nang bì buồng trứng là thế nào?
U nang bì buồng trứng là một dạng của u nang buồng trứng hay còn gọi là u quái buồng trứng. Cụ thể, u nang bì buồng trứng là khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Các tế bào mầm phát triển và biệt hóa tốt tạo thành u quái trưởng thành hay u bì với các cấu trúc là mô tuyến bã, da, tóc, xương…
U nang bì buồng trứng có hai loại: lành tính và ác tính. U nang bì lành tính có thể tiên lượng được và điều trị dễ dàng. Đối với u nang quái, diễn biến của bệnh rất phức tạp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
2. Đặc điểm của u nang bì buồng trứng
– U nang bì có vỏ dày, trơn láng, có lẫn những sợi cơ, lớp vỏ bên trong có cấu trúc như da.
– Kích thước khối u thường không to, dưới 10cm, nhưng năng nên dễ gây xoắn.
– Thường chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng, có khoảng 10-20% thấy ở cả hai bên.
– Trong nang chứa các tổ chức của da đã biệt hóa cao như lông, tóc, móng, răng, chất bã đậu, các tổ chức xương, sụn hoặc chất trắng như não hay thần kinh.
3. Phân loại u nang bì buồng trứng
U nang bì buồng trứng có nhiều loại:
3.1. U quái trưởng thành đặc
Đây là một loại u buồng trứng rất hiếm gặp. U thường gặp ở trẻ em và thiếu niên. Hầu hết u quái buồng trứng đặc có một phần mô phôi thai và được xếp vào nhóm ác tính. Trái lại, u quái đặc gồm toàn mô trưởng thành xuất phát từ 3 lá phôi là u lành, tiên lượng rất tốt.
3.2. U quái trưởng thành bọc
Được gọi là u bọc dạng bì. U gồm mô xuất phát từ ba lá phôi với thành phần xuất phát từ lá ngoài chiếm ưu thế. U có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở lứa tuổi sinh sản. Đây là loại u mầm bào thường gặp nhất, chiếm từ 5-25% các u buồng trứng. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, như đau bụng, khối u hạ vị, rong huyết bất thường .v.v…
3.3. U quái trưởng thành hoá ác
U quái dạng bọc trưởng thành hoá ác trong 2% các trường hợp, và thường gặp ở lứa tuổi sau mãn kinh. Tiên lượng xấu, chỉ có 15-30% sống sót sau 5 năm.
3.4. U nang bì không trưởng thành
Là khối u xuất phát từ lá thai trong hoặc lá thai giữa chưa biệt hóa. U quái không trưởng thành gồm các mô xuất xứ từ ba lá phôi và những cấu trúc non hay phôi.
Để phân biệt các loại u nang bì buồng trứng, người bệnh cần trải qua thăm khám phụ khoa. Nếu u nang bì buồng trứng ảnh hưởng có biến chứng xấu cần được chỉ định phẫu thuật sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
4. Cách điều trị và phòng tái phát u nang bì buồng trứng
Đa số các trường hợp bị u nang bì buồng trứng sẽ được chỉ định phẫu thuật (có thể mổ nội soi u nang bì buồng trứng hoặc mổ mở) để đề phòng biến chứng cũng như khả năng bị ung thư hóa.Vậy cách chữa u nang bì buồng trứng như thế nào? Thực tế, sau thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của khối u cũng như nguyện vọng sinh đẻ của người bệnh mà đưa ra phác đồ phù hợp.
Để phòng ngừa u nang tái phát, chị em cần chú ý những điều sau:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống điều độ, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây; thực phẩm giàu protein; hạn chế những đồ nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước ép trái cây.
- Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc và ngủ sớm. Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe nhưng không nên vận động quá mạnh hay đột ngột.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; tránh những căng thẳng, suy nghĩ nhiều.
- Hạn chế dùng thuốc tránh thai và tránh nạo phá thai
- Quan trọng nhất là khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa để kịp thời phát hiện những bất thường nếu có.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh u nang bì buồng trứng mà chị em nên đề phòng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc chị em sức khỏe!
Xem thêm
>> Giải đáp u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ?
> Bị u nang buồng trứng khi đang mang thai làm thế nào?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc