Bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ là chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ ra nhiều máu, người bệnh cần đặc biệt lưu ý vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy trĩ ra máu nhiều có sao không, làm sao để ngăn chặn tình trạng này?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ ra nhiều máu là gì?
Chảy máu là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội trở lên và trĩ ngoại khi búi trĩ bị tổn thương. Ban đầu, lượng máu có thể ít, chỉ xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc tia khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ ra nhiều máu có nghĩa là tình trạng chảy máu trở nên thường xuyên, lượng máu mất đi lớn, có thể gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.

Chảy máu là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh trĩ ra nhiều máu
2.1. Tổn thương búi trĩ do táo bón kéo dài
Người bị trĩ thường gặp khó khăn khi đi đại tiện do táo bón. Khi phân khô cứng và phải dùng sức rặn mạnh, búi trĩ dễ bị ma sát, vỡ ra, dẫn đến chảy máu.
2.2. Viêm nhiễm, nhiễm trùng búi trĩ
Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuẩn. Khi búi trĩ sưng to, viêm loét, sẽ dễ bị tổn thương và gây chảy máu nhiều hơn.
2.3. Trĩ nội sa ra ngoài không co lại được
Trĩ nội khi phát triển đến giai đoạn 3-4 có thể sa ra ngoài và không thể tự co lại. Khi đó, các tĩnh mạch trong búi trĩ bị căng giãn quá mức, rất dễ vỡ gây chảy máu ồ ạt.
2.4. Các nguyên nhân gây ra trĩ: Lối sống, sinh hoạt, thói quen
– Ăn ít chất xơ, uống ít nước khiến phân cứng, làm tăng nguy cơ táo bón và trĩ ra máu nhiều hơn.
– Ngồi lâu, ít vận động khiến máu không lưu thông tốt, làm búi trĩ căng phồng và dễ vỡ.
– Thói quen dùng rượu bia, ăn đồ cay nóng có thể làm búi trĩ sưng to và dễ chảy máu hơn.

Khi phân khô cứng và phải dùng sức rặn mạnh, búi trĩ dễ bị ma sát, vỡ ra, dẫn đến chảy máu
3. Bệnh trĩ ra nhiều máu có nguy hiểm không?
Ra máu nhiều do trĩ không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nặng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe:
3.1. Mất máu mãn tính, thiếu máu
Nếu chảy máu kéo dài, cơ thể có thể bị thiếu máu với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, suy giảm trí nhớ. Thiếu máu nặng còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp.
3.2. Viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu
Chảy máu liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng hậu môn, gây viêm loét, áp xe hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu, cực kỳ nguy hiểm.
3.3. Hình thành huyết khối búi trĩ
Khi búi trĩ bị chảy máu nhiều, có thể xuất hiện huyết khối – cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ. Điều này không chỉ gây đau đớn dữ dội mà còn có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ.
4. Làm sao để khắc phục tình trạng bệnh trĩ ra nhiều máu?
Khi gặp tình trạng trĩ ra máu nhiều, người bệnh cần áp dụng các biện pháp để cầm máu và điều trị triệt để.
4.1. Bệnh trĩ ra nhiều máu: Cầm máu và các biện pháp tại nhà
Sử dụng bông gạc y tế sạch để thấm máu, tránh để vết thương tiếp xúc với vi khuẩn. Sau đó đến thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý cầm máu cũng như tìm phương án giải quyết trĩ
Ngoài ra, cần áp dụng điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt
– Tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để làm mềm phân.
– Uống đủ nước để hạn chế táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ.
– Tránh đồ cay nóng, rượu bia, vì có thể làm trĩ sưng to và dễ chảy máu hơn.
– Không ngồi lâu, nên đứng dậy vận động sau mỗi 30 – 60 phút.
– Không rặn mạnh khi đi đại tiện, tránh dùng giấy vệ sinh cứng.
– Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội để cải thiện lưu thông máu.
4.4. Điều trị bệnh trĩ ra nhiều máu bằng các phương pháp chuyên khoa
Chuyên gia khuyến nghị, người bệnh nên thăm khám và điều trị trĩ bằng các phương pháp y khoa để được xử lý triệt để, tránh trĩ chảy nhiều máu dẫn đến biến chứng.
Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn để cầm máu, giảm đau và kháng viêm.
Đối với bệnh trĩ ra nhiều máu nhưng điều trị bằng thuốc không thuyên giảm, bệnh nhân sẽ cần điều trị ngoại khoa để xử lý búi trĩ.
– Đốt trĩ Laser Diode: Sử dụng laser làm xẹp mô búi trĩ, chặn nguồn máu nuôi trĩ. Phương pháp này có tính chất xâm lấn rất ít, không dùng dao kéo, không đau, giúp giảm chảy máu hiệu quả, nhanh hồi phục (đi lại sau vài tiếng và ra viện sau 1 ngày).

Đốt trĩ Laser Diode: Sử dụng laser làm xẹp mô búi trĩ, chặn nguồn máu nuôi trĩ
– Thắt mạch khâu treo trĩ (HAL-RAR): Phương pháp này giúp cắt nguồn cung cấp máu cho búi trĩ, từ đó làm teo trĩ mà không cần phẫu thuật cắt bỏ.
Khi bệnh trĩ tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật như:
– Phương pháp Longo: Cắt và khâu treo búi trĩ bằng máy khâu vòng.
– Phương pháp Milligan Morgan – Ferguson: Cắt trĩ truyền thống, hiệu quả triệt để.
Bệnh trĩ ra nhiều máu là dấu hiệu nguy hiểm, có thể dẫn đến mất máu, viêm nhiễm và nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi gặp tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan mà cần có biện pháp xử lý kịp thời. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và thăm khám sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.