Bệnh trĩ ở nữ giới là vấn đề khá nhạy cảm, khiến chị em vừa khổ sở vừa mất tự tin. Nhiều chị em còn chần chừ trong việc điều trị vì tâm lý ngại ngùng. Tuy nhiên, bệnh trĩ để lâu lại càng nguy hiểm – nhất là đối với chị em phụ nữ. Tìm hiểu các biến chứng và cách điều trị bệnh trĩ trong bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ ở nữ giới gây nên những nguy hiểm gì?
Bệnh trĩ tuy diễn biến âm thầm nhưng lại gây hậu quả khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài những cơn đau khó chịu, bệnh trĩ ở nữ giới còn gây nên:
– Bệnh trĩ gây chảy máu, mất máu nặng: Trĩ ngoài hiện tượng đau đớn khó chịu còn gây chảy máu. Nếu máu chảy nhiều mà không kịp thời điều trị, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu mạn tính. Đối với phụ nữ, thiếu máu kéo dài rất nguy hiểm. Sức khỏe suy giảm, trí nhớ sa sút và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
– Gây nên các bệnh nhiễm trùng hậu môn, viêm nhiễm phụ khoa: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng hậu môn gây nên viêm nhiễm. Vùng hậu môn viêm nhiễm lâu dài sẽ bị hoại tử, ảnh hưởng chức năng hậu môn. Ngoài ra, phụ nữ cũng dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn lây lan sang vùng kín.
– Không thể sinh hoạt vợ chồng: Đời sống tình dục của vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nữ giới bị trĩ lâu ngày. Trĩ gây đau đớn khó chịu, sức khỏe sa sút khiến người bệnh tự ti, không còn ham muốn. Chưa kể nếu quan hệ cũng có thể gây viêm nhiễm nặng hơn.
– Ung thư vùng trực tràng: Biến chứng này tuy ít nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không chịu điều trị bệnh trĩ. Ung thư có thể di căn và nếu không được phát hiện sớm sẽ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, bệnh nhân bị trĩ thường mất tập trung trong công việc, cuộc sống thường ngày. Trang thái hằng ngày luôn đau đớn, bất an, tự ti và khó chịu. Do đó, dù trĩ mức độ nặng hay nhẹ thì cũng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
2. Bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị
Việc điều trị như thế nào sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và các biến chứng xảy ra.. Theo đó, 2 phương pháp cơ bản được áp dụng là điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt trĩ.
– Trĩ ngoại giai đoạn đầu, chưa biến chứng; trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 chưa biến chứng được điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống.
– Trĩ ngoại độ nặng, trĩ nội độ 4 và búi trĩ không tự co lại được, búi trĩ đã có biến chứng thì cần được phẫu thuật cắt bỏ.
2.1. Bệnh trĩ ở nữ giới điều trị bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào các dấu hiệu bệnh cụ thể. Các loại thuốc điều trị bệnh phổ biến đó là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm nhiễm, thuốc nhuận tràng, thuốc làm giãn cơ, thuốc giảm đau. Mỗi bệnh nhân có 1 tình trạng khác nhau nên cần kê đơn riêng biệt. Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa chứ không tự ý mua thuốc để sử dụng.
Đặc biệt, đối với các loại thuốc đặt hoặc bôi ở vùng hậu môn thì càng cần phải cẩn trọng. Chỉ cần dùng sai thuốc thì vùng trĩ sẽ nặng hơn dẫn đến đau đớn và biến chứng nặng nề.
2.2. Phẫu thuật cắt trĩ
Phẫu thuật cắt trĩ áp dụng với nhiều đối tượng mắc trĩ cấp độ nặng, búi trĩ sa, nghẹt, tắc… Hiện nay, thay vì mổ truyền thống, phương pháp cắt trĩ bằng Longo đang được áp dụng hiệu quả. Bệnh nhân giảm bớt đau đớn, hồi phục nhanh và sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Phẫu thuật cắt trĩ cần lựa chọn địa chỉ uy tín có chuyên khoa hậu môn – trực tràng với những bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
3. Điều trị trĩ cần lưu ý những gì
Trĩ chỉ cắt hoặc dùng thuốc thì chỉ điều trị được phần ngọn của vấn đề. Bệnh nhân cần lưu ý về ăn uống, sinh hoạt, tìm nguyên nhân gây bệnh để cải thiện phần gốc. Từ đó trĩ mới không tái phát và không bị ám ảnh bởi cơn đau trĩ.
– Uống đủ nước mỗi ngày: Uống nước là nhiệm vụ hàng đầu để cơ thể bạn trao đổi chất tốt, tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón. Đừng quên uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ lượng nước và có thể bổ sung thêm nước hoa quả tự nhiên.
– Bổ sung thực phẩm như rau xanh và củ quả, hạn chế đồ chiên rán, khó tiêu: Thực phẩm giàu chất xơ luôn là món phải chiếm nhiều trong thực đơn hằng ngày của người bệnh trĩ. Một chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh tiêu hóa tốt, không bị táo bón. Từ đó trĩ không có cơ hội để hình thành và tái phát.
– Lưu ý vệ sinh vùng hậu môn: Đối với phụ nữ, việc vệ sinh sau khi đi đại tiện là vô cùng quan trọng. Nên sử dụng nước ấm, lau vùng hậu môn từ trước ra sau. Điều này sẽ giúp hạn chế sự viêm nhiễm sang vùng kín. Phụ nữ cũng có thể ngâm hậu môn hằng ngày để làm dịu cơn đau sau khi đi đại tiện nếu có.
– Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng: Đối với nữ giới, khi từng mắc trĩ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải. Tránh các hoạt động mạnh tác động đến vùng hậu môn. Có thể tập các bài tập cải thiện các cơ vùng hậu môn như bài tập Kegel.
Đa số bệnh nhân là nữ giới thường e ngại khi điều trị trĩ. Điều đó dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc khi trĩ diễn tiến nặng gây biến chứng. Hiện nay, tại những cơ sở y tế uy tín, việc thăm khám và điều trị trĩ vô cùng riêng tư và nhẹ nhàng nên bệnh nhân hoàn toàn yên tâm. Bệnh trĩ chữa càng sớm thì càng đơn giản và hiệu quả. Do đó, nữ giới đừng e ngại mà nên chủ động điều trị sớm nhất.