Bệnh trĩ ngoại và cách chữa hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Lê Tú Anh

Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa

Bệnh trĩ ngoại gây đau đớn cực kỳ dữ dội và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh trĩ ngoại và cách chữa bệnh trĩ ngoại đem lại hiệu quả cao.

1. Đôi nét về bệnh trĩ và bệnh trĩ ngoại

1.1. Bệnh trĩ: Định nghĩa và phân loại bệnh

Trĩ là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Bệnh hình thành do hiện tượng giãn ra ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Sự giãn ra này bắt nguồn từ việc máu sau khi được đưa đến hậu môn bằng động mạch không về tim bằng tĩnh mạch hoàn toàn. Điều này gây ứ đọng khiến cho tĩnh mạch căng phồng lên. Tình trạng này kéo dài khiến cho các búi trĩ được tạo nên và sa xuống ống hậu môn.

Bệnh trĩ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh trong các hoạt động và sinh hoạt thường ngày
Bệnh trĩ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh trong các hoạt động và sinh hoạt thường ngày

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại: bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Chúng khác nhau ở vị trí xuất hiện và phân bố của các búi trĩ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các búi trĩ nội và trĩ ngoại được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.

1.2. Bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một loại trĩ với tình trạng các búi trĩ nằm bên ngoài, dưới lớp da xung quanh hậu môn. Đây là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở mép hậu môn bị giãn nở và phình ra quá mức, tạo thành các búi trĩ. Thời gian đầu, búi trĩ ngoại chỉ nhỏ bằng hạt đậu. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp xử lý, các búi trĩ sẽ lớn dần lên, gây nhiều phiền phức cho người bệnh.
Bệnh trĩ ngoại sẽ gây ra những cảm giác cực kỳ khó chịu như ngứa hậu môn, đau rát, khó khăn khi đi đại tiện. Trong trường hợp búi trĩ quá to, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi lại, khi ngồi, nằm. Các búi trĩ sẽ cọ vào trang phục gây chảy máu, đau đớn.
Cũng như trĩ nội, trĩ ngoại cũng được chia thành bốn cấp độ. Tuy nhiên tính chất của từng cấp độ lại khác nhau:
Cấp độ 1: Hình thành búi trĩ
Cấp độ 2: Các búi trĩ to dần, lòi ra ngoài hậu môn
Cấp độ 3: Tắc nghẹt búi trĩ
Cấp độ 4: Nhiễm trùng búi trĩ
Mỗi cấp độ của bệnh trĩ ngoại sẽ được chỉ định phác đồ điều trị khác nhau.

2. Nguyên nhân đằng sau bệnh trĩ ngoại

Có rất nhiều thủ phạm đứng đằng sau căn bệnh này:
– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thực đơn ăn không khoa học, thiếu chất xơ chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra táo bón. Khi táo bón, cần phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài. Ngoài ra cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra, dẫn tới bệnh trĩ. Ngoài ra, thực đơn quá nhiều protein, quá nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia,.. cũng là một nguyên nhân gây ra trĩ ngoại.
– Tính chất công việc: Việc ít vận động có thể gây ra bệnh trĩ. Theo nhiều thống kê, nhân viên văn phòng – những người ngồi quá lâu một tư thế – là đối tượng có tỷ lệ mắc trĩ cao hàng đầu. Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao còn là những người thường xuyên mang vác đồ quá nặng.
– Một số thói quen vô tình khác như ngồi xổm lâu, rặn quá mạnh khi đi cầu, quan hệ đồng giới nam qua đường hậu môn,..
– Phụ nữ mang bầu và sau sinh: Khi mang bầu, thai nhi lớn dần lên sẽ tạo áp lực lớn đến trực tràng và tĩnh mạch hậu môn. Chúng giãn nở tạo ra trĩ ngoại. Đối với những sản phụ sinh thường, nếu rặn quá mạnh và không đúng cách khi sinh con thì nguy cơ bị trĩ, đặc biệt là trĩ ngoại cực kỳ cao.
– Một vài bệnh lý khác: Đối với những người có bệnh lý nền là bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, táo bón lâu ngày,… thì nguy cơ bị trĩ ngoại rất cao vì ổ bụng thường xuyên chịu áp lực.

3. Có thể nhận biết bệnh trĩ ngoại bằng cách nào?

Tuy nguyên nhân phức tạp và đan xen nhau, trĩ ngoại lại có những triệu chứng dễ nhận biết. Ở mỗi cấp độ, triệu chứng của bệnh lại khác nhau và tăng nặng thêm theo từng cấp độ
– Ở cấp độ 1: Búi trĩ hình thành với kích thước nhỏ chỉ bằng hạt ngô. Hậu môn bệnh nhân sưng tấy, ngứa ngáy, ẩm ướt. Màu sắc của búi trĩ lúc này thường là màu hồng nhạt, có thể sờ được. Tuy búi trĩ nhỏ nhưng người bệnh vẫn cảm thấy cộm khi ngồi. Khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ bị chảy máu nhưng không quá nhiều
– Ở cấp độ 2: Búi trĩ lúc này lớn dần và lòi ra ngoài. Chúng phát triển thành các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Lúc này hậu môn sưng lên, đau rát, cảm giác vướng víu vì búi trĩ đã lớn lên. Ngoài ra, hậu môn luôn ở trạng thái ẩm ướt, dễ viêm nhiễm, hoại tử,..
– Ở cấp độ 3: Búi trĩ lúc này đã khá to, gây tắc nghẹt lỗ hậu môn. Lúc này búi trĩ cọ xát với trang phục gây đau đớn và nhiễm trùng. Ngoài ra, các huyết khối được hình thành trong búi trĩ, gây ra cảm giác đau dữ dội.
– Ở cấp độ 4: Đây là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại. Các biến chứng có thể xuất hiện nếu giai đoạn này không được điều trị. Các búi trĩ vừa to vừa sưng. Đồng thời chúng bị viêm nhiễm nặng nề, chảy dịch có mùi hôi tanh. Người bệnh có thể mất máu quá nhiều vì đại tiện kèm theo những tia máu, thậm chí chảy nhiều máu dù chỉ vận động nhẹ.

Hình ảnh thực tế của trĩ
Hình ảnh thực tế của trĩ

4. Bệnh trĩ ngoại và cách chữa hiệu quả hiện nay

4.1. Bệnh trĩ ngoại và cách chữa bằng phương pháp nội khoa

Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn bệnh nhẹ, cấp độ 1,2 có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc uống, thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng, bệnh nhân không được sử dụng thuốc tùy tiện. Các loại thuốc và liều lượng đều phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Chính vì vậy, người bệnh được khuyến cáo rằng không nên tự điều trị bệnh trĩ. Kể cả khi trĩ còn nhẹ, bệnh nhân trĩ ngoại vẫn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị
Ngoài ra, chỉ trĩ ở cấp độ 1,2 mới có thể điều trị nội khoa. Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và điều chỉnh ăn uống, sinh hoạt để có hiệu quả tốt nhất.

4.2. Bệnh trĩ ngoại và cách chữa bằng phương pháp ngoại khoa

Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn bệnh nặng cần can thiệp ngoại khoa. Cần nhắc lại: Trĩ ở cấp độ 3, 4 không thể điều trị bằng thuốc. Bệnh trĩ không thể khỏi nếu không điều trị đúng cách. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị. Các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ đối với từng trường hợp. Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ cắt trĩ có thể kể đến như: Phương pháp Milligan Morgan – Ferguson và phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn Longo, Laser Diode.

bệnh trĩ ngoại và cách chữa - Khám bệnh để được tư vấn phương án điều trị
Khám bệnh để được tư vấn phương án điều trị

Mỗi phương pháp sẽ có những đặc tính và ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên điểm chung của các phương pháp này đều là điều trị trĩ ngoại hiệu quả.
Trên đây là thông tin về bệnh trĩ ngoại và cách chữa. Trĩ ngoại không thể tự khỏi, hãy đi khám để được xác định và điều trị bệnh để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài điều trị y khoa, bệnh nhân cần kết hợp với ăn uống lành mạnh, sinh hoạt và tập luyện điều độ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital