Bệnh trĩ cấp độ 4 là giai đoạn trĩ nặng nhất. Ở giai đoạn này, người bệnh luôn đau đớn, chảy máu khó chịu. Các biến chứng hoại tử, sa trĩ… cũng có thể xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và cách xử trí khi mắc trĩ cấp độ 4.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu về bệnh trĩ cấp độ 4
Trĩ có 2 loại là trĩ ngoại và trĩ nội. Đối với trĩ ngoại, không phân chia cấp độ cụ thể. Ngược với trĩ ngoại thì trĩ nội có búi trĩ phát triển trong ống hậu môn và không nhìn thấy được. Trĩ nội được chia thành trĩ độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4 tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
Bệnh trĩ cấp độ 4 là giai đoạn trĩ nặng nhất. Ở giai đoạn này, người bệnh luôn đau đớn, chảy máu khó chịu. Các biến chứng hoại tử, sa búi trĩ… cũng có thể xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Những dấu hiệu cụ thể của trĩ độ 4 là:
– Búi trĩ có kích thước lớn, trở nên sẫm màu, bị sa ra ngoài và không thể tự co lên được.
– Phần búi trĩ ở bên trong sưng to lên và có thể gây tắc nghẽn. Người bệnh đau đớn khó chịu khi bị búi trĩ cọ xát, va chạm khi di chuyển, vận động.
– Vùng hậu môn bị tiết dịch nhầy, ẩm ướt khó chịu. Có thể xảy ra nhiễm khuẩn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
– Bệnh nhân bị chảy máu do trĩ. Có trường hợp bị mất máu nhiều đến nỗi thiếu máu.
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ cấp độ 4
Là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ, do đó nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc. Để bệnh trĩ xảy ra biến chứng, quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và lâu dài. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh trĩ cấp độ nặng gây ra đó là:
– Bị thiếu máu: Khi bệnh nhân bị chảy máu nhiều do trĩ trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Người bệnh chóng mặt hoa mắt, suy nhược nặng. Mọi công việc và sinh hoạt đều bị ảnh hưởng nặng nề.
– Nhiễm khuẩn vùng hậu môn: Khi dịch nhầy bị tiết ra nhiều do các búi trĩ bị sa ra ngoài, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra. Nhiễm khuẩn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Các bệnh lý khác cũng sẽ xuất hiện như rò hậu môn, áp xe hậu môn…
– Hậu môn bị hoại tử: Vi khuẩn xâm nhập và tấn công trong thời gian dài sẽ khiến các búi trĩ bị hoại tử. Búi trĩ hoại tử là hiện tượng đau đớn khó nhịn. Người bệnh chỉ có thể lựa chọn cắt trĩ truyền thống để giải quyết khu vực hoại tử. Vùng hậu môn rất khó trở lại hiện tượng bình thường.
– Có nguy cơ ung thư: Dù tỉ lệ không lớn, các búi trĩ ở cấp độ nặng có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ở vùng hậu môn – trực tràng. Ung thư nếu không được phát hiện sớm sẽ khiến người bệnh nguy hiểm tính mạng.
3. Xử trí khi mắc bệnh trĩ cấp độ 4
3.1 Điều trị bệnh trĩ cấp độ 4 bằng phẫu thuật
Trĩ độ 4 là cấp độ nặng nhất và việc điều trị bằng thuốc đã không còn hiệu quả. Búi trĩ sa ra ngoài cần phải được can thiệp dao kéo thì mới có thể chấm dứt cơn đau. Tùy vào mức độ tổn thương gặp phải, bác sĩ chuyên khoa sẽ có các chỉ định phẫu thuật phù hợp. Hiện nay, đa phần trĩ độ 4 có thể được cắt bỏ bằng phương pháp Longo. Chỉ một số trường hợp biến chứng nặng cần thực hiện theo phương pháp truyền thống để cắt bỏ các búi trĩ hoại tử hoặc gần hoại tử.
– Cắt trĩ Longo là phương pháp hiện đại được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Thay vì cắt bỏ búi trĩ ở vùng dưới hậu môn, cắt trĩ Longo sử dụng súng cắt tự động, cắt khoanh niêm mạc ở trên đường lược. Khi đó, các búi trĩ không còn nguồn tiếp tế, sẽ dần co và teo. Các vùng da bị sa xuống sẽ được khâu treo lại. Vì tác dụng ở trong ống hậu môn và phần vô cảm, người bệnh không phải chịu đau đớn như mổ truyền thống. Bệnh nhân vừa ít đau, có thể chóng xuất viện và phục hồi nhanh.
– Mổ trĩ truyền thống: Tùy vào tình trạng tổn thương cụ thể, bác sĩ sẽ có phương pháp cắt bỏ phù hợp để loại bỏ phần búi trĩ tổn thương. Phương pháp này thường được ứng dụng khi tổn thương quá lớn, biến chứng nặng nề không thể dùng các phương pháp khác. Mổ trĩ gây đau đớn và quá trình phục hồi cũng khá lâu. Ngoài ra, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến biến chứng đại tiện mất tự chủ, phá vỡ cấu trúc hậu môn…
3.2. Điều trị bảo tồn sau phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị trĩ là phương pháp giải quyết phần ngọn. Người bệnh muốn chấm dứt hoàn toàn bệnh trĩ cần chú trọng điều trị phần gốc – căn nguyên gây ra trĩ. Tại những đơn vị y tế uy tín, việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh rất được chú trọng. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc và cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Lưu ý nên có thực đơn giàu rau xanh, hạn chế đồ chiên rán và thức ăn không tốt cho sức khỏe. Thường xuyên vận động cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.
Bệnh trĩ cấp độ 4 tuy có nghiêm trọng nhưng không phải là không thể điều trị. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và chủ động điều trị sớm, kết quả sẽ rất khả quan. Đừng chần chừ vì chỉ cần kéo dài thêm 1 vài ngày, trĩ độ 4 sẽ để lại hậu quả hết sức nặng nề.