Bệnh rò ở hậu môn và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bệnh rò ở hậu môn là tình trạng bệnh lý ở vùng hậu môn. Những người có vấn đề không tốt về hệ tiêu hoá như bệnh Crohn, ung thư hậu môn trực tràng, từng phẫu thuật tiền liệt tuyến, cắt trĩ thì sẽ có nguy cơ bị rò hậu môn cao hơn. Vậy những điều cần biết ở bệnh lý rò hậu môn là gì, bài viết dưới đây sẽ giải quyết phần nào những thắc mắc về bệnh rò hậu môn.

1. Thông tin cơ bản về bệnh rò ở hậu môn

Vị trí bệnh: Rò hậu môn là biểu hiện bất thường xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân:

– Quá trình viêm mạn tính tạo nên dải hạt mãn tính khi bị apxe quanh hậu môn trực tràng. Nếu để kéo dài và điều trị không đúng lúc, không đúng kỹ thuật hay không được điều trị sẽ vỡ ra tạo thành đường rò hậu môn.

– Xuất hiện các vi khuẩn tại đường ruột như E.coli, liên cầu, tụ cầu, lao xuất hiện tại đường rò.

Hậu quả:

– Gây nhiễm trùng: Các khuẩn hại ở hậu môn có thể gây ra lở loét, chảy mủ làm nhiễm trùng. Từ đó làm suy giảm sức đề kháng, thiếu máu, có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

– Làm gia tăng lỗ rò, khiến lỗ rò có kích thước lớn: Nếu phẫu thuật rò hậu môn muộn, bệnh sẽ lây lan ra những bộ phận  khác khiến hậu môn bị viêm nhiễm nặng hơn. Làm gia tăng lỗ rò, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình điều trị dứt điểm.

– Nguy cơ ung thư trực tràng: Người bệnh bị rò hậu môn có thể có thêm những lỗ rò trực tràng bàng quang, trực tràng âm đạo,…

Bệnh rò ở hậu môn thông tin

Bệnh rò ở hậu môn gây nhiều khó chịu, đau rát và có biến chứng nhiễm trùng

2. Triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh rò ở hậu môn

Các triệu chứng:

– Khu vực apxe đau, cứng chắc, sưng tấy quanh vùng hậu môn, có thể thấy lỗ rò trong.

– Áp xe hậu môn xảy ra thường xuyên

– Mùi hôi từ lỗ rò xung quanh hậu môn, có dịch vàng (mủ) hay chảy máu.

– Luôn cảm thấy háo nước, kích ứng da.

– Cảm giác đau khi đi đại tiện, có triệu chứng gần giống với bệnh trĩ

– Cơ thể mệt mỏi, sốt, khó chịu khi ngồi lâu.

Phương pháp chẩn đoán: Để xác định chính xác tình trạng rò hậu môn, bác sĩ thường thực hiện:

– Quan sát, kiểm tra thông thường khu vực xung quanh hậu môn để tìm đường rò

– Chụp X- quang, siêu âm, chụp CT, chụp MRI để xác định tình trạng đường rò hậu môn

Bệnh rò ở hậu môn thường có triệu chứng

Bệnh rò ở hậu môn thường xuất hiện lỗ rò, đường rò, sưng tấy và đau rát ở vùng hậu môn

3. Phương pháp điều trị hiện nay

3.1. Điều trị bệnh rò ở hậu môn bằng phẫu thuật truyền thống

Quy trình:

– Ban đầu bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh

– Nong hậu môn

– Tiến hành bơm hơi hoặc oxy già, tìm khí đi vào lỗ rò hậu môn.

– Tiến hành phẫu tích bằng dụng cụ y tế  từ lỗ bên ngoài.

– Cầm máu, vệ sinh sạch sẽ vùng phẫu thuật

– Khâu vết mổ với betadine.

– Lấy mủ cấy vi khuẩn lợi, làm kháng sinh đồ hậu phẫu

Ưu điểm: Áp dụng cho mọi đối tượng, chi phí thấp hơn so với các phương pháp phẫu thuật hiện đại, tỷ lệ biến chứng ở mức thấp.

Nhược điểm: Thời gian phục hồi lâu hơn so với các phương pháp khác, cảm giác đau rát sau quá trình mổ

3.2. Phương pháp xâm lấn tối thiểu (HCPT)

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị rò hậu môn là quá trình đưa cáp quang vào đúng vị trí các lỗ rò thông qua màn hình. Sau đó tiến hành đốt để các lỗ rò sạch mủ hoàn toàn rồi khô dần và hẹp lại, bịt kín miệng rò. Khi đó vi khuẩn không có đường xâm nhập vào các mô xung quanh.

Quy trình:

– Gây mê bệnh nhân

– Tiến hành quy trình cắt bỏ phần thừa tại cùng rò kết vảy, dùng nhíp điện xen kẽ để cầm máu (dao mổ điện không tiếp xúc trực tiếp với da mà phải duy trì một khoảng cách nhỏ ở giữa).

– Sử dụng hồ quang điện để hàn lại vết rò.

Ưu điểm:

– Các dụng cụ hiện đại nên độ chính xác cao, thời gian xử lý nhanh chóng (3-6 giây/vùng rò nhỏ), thao tác bộ phận dễ dàng, không bị khô, không kết vảy, mạch máu lành nhanh, ít chảy máu.

– Vết thương lành nhanh và không ảnh hưởng lớn tới chức năng hàng ngày của hậu môn.

– Ít đau đớn, ít nhiễm trùng và tỷ lệ biến chứng thấp

Nhược điểm: Chi phí cao hơn so với phương pháp điều trị mổ truyền thống.

Bệnh rò ở hậu môn thường được điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn

Bệnh rò ở hậu môn thường được điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn

3.3. Những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân bị rò hậu môn

– Ăn nhiều chất xơ, ăn ít thịt đỏ, tránh đồ ăn cay nóng:  Chất xơ sẽ hỗ trợ tiêu hóa và chuyển động ruột, có chủ yếu trong rau xanh. Chất xơ làm giảm cholesterol máu và duy trì sức khỏe ruột.

– Đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

– Thường xuyên vận động, hạn chế ngồi lâu.

– Sau khi phẫu thuật rò hậu môn, người bệnh không nên vận động mạnh, không ăn quá nhiều, ưu tiên các đồ ăn mềm như súp, cháo.

– Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: không nhịn đại tiện và đi vệ sinh tốt nhất vào buổi sáng.

– Sử dụng các thuốc nhuận tràng theo chỉ thị của bác sĩ.

Bệnh rò ở hậu môn gây nhiều khó chịu và ám ảnh với bệnh nhân. Tuy vậy, đừng bao giờ giấu bệnh hay chần chừ điều trị vì sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đồng thời tìm đến các địa chỉ uy tín để thực hiện phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital