Bệnh lỵ amip có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra. Bệnh khởi phát từ từ, khi ở dạng mầm bệnh hầu như người bệnh không có triệu chứng gì, chỉ khi bệnh tiến triển nặng, xuất hiện một số biểu hiện như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, sốt cao, … Vậy bệnh lỵ amip có lây không và cần làm gì để phòng ngừa bệnh này?

Biểu hiện của bệnh lỵ amip

Bệnh lỵ amip xảy ra do ký sinh trùng Entamoeba histolytica. Đây là bệnh khởi phát từ từ, thời gian ủ bệnh lâu, thường từ 2-4 tuần hoặc sau vài tháng.

Bệnh lỵ amip xảy ra do ký sinh trùng Entamoeba histolytica

Bệnh lỵ amip xảy ra do ký sinh trùng Entamoeba histolytica

Ở giai đoạn đầu hầu như bệnh không gây ra biểu hiện gì khác thường. giai đoạn sau khi bẹnh tiến triển nặng, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy nhiều lần: 10 đến 12 lần/ngày
  • Tiêu chảy ra máu
  • Đau thắt dạ dày
  • Đi đại tiện có chất nhầy
  • Đầy hơi;
  • Sốt
  • Đau lưng
  • Mệt mỏi.

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amíp,…

Bệnh lỵ amip có lây không?

Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các bác sĩ cho biết lỵ amip là bệnh lây nhiễm. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp và lây qua gián tiếp

  • Lây gián tiếp: đây là con đường lây lan phổ biến của lỵ amip. Thể bào nang của amip tồn tại rất nhiều trong chất thải phân người mang bệnh, và có thể tồn tại tới 12 ngày trong phân, từ 10 – 20 ngày trong đất. Nếu không xử lý phân thải người bệnh đúng cách thì gián, ruồi muỗi, côn trùng sẽ mang theo mầm bệnh lây sang thức ăn, nước uống. Các thí nghiệm của Frye và Meleney tiến hành năm 1936 cho thấy 3/4 số ruồi trong nhà người bệnh bị lỵ amíp có mang bào nang gây bệnh.
  • Lây trực tiếp: thường xảy ra do sau khi tiếp xúc với các chất thải của người bệnh dính vào tay nhưng không vệ sinh sạch sẽ, bào nang dính dưới móng tay, sau đó lại được đưa vào miệng cùng thức ăn.
  • Ngoài ra bệnh amíp có thể lây qua hoạt động tình dục giữa những người đồng tình luyến ái.

Cách phòng ngừa bệnh lỵ amip

Bệnh lỵ amip có thể được phòng ngừa đơn giản với một số lưu ý sau:

  • Luôn ăn chín, uống sôi
  • Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các chất thải của người bệnh
Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các chất thải của người bệnh

Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các chất thải của người bệnh

  • Cắt ngắn móng tay, không để móng tay dài
  • Nguồn nước sử dụng trong gia đình cần có bộ lọc xử lý đảm bảo vệ sinh. Nếu chỉ sử dụng nước khử bằng Clo thì không diệt trừ được amip.
  • Diệt côn trùng ruồi muỗi, gián… tiêu diệt kẻ truyền bệnh trung gian
  • Luôn đảm bảo vệ sinh nhà cửa, sân vườn sạch sẽ
  • Vệ sinh các loại rác thải của người bệnh đúng cách
  • Tránh ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn đường phố

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh lỵ amip, hi vọng qua bài viết này bạn đọc đã trả lời được câu hỏi bệnh lỵ amip có lây không. Để biết thêm thông tin về bệnh viêm ruột thừa, hay có câu hỏi nào liên quan đến bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital