Bệnh hở van tim có chữa được không?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa
Bệnh hở van tim gây rối loạn máu lưu chuyển giữa các buồng tim, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng suy tim rất nguy hiểm. Chính vì vậy rất nhiều người quan tâm rằng bệnh hở van tim có chữa được không? Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như các phương pháp điều trị hở van tim hiện nay mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Thế nào được gọi là hở van tim

bệnh hở van tim có chữa được không?

Bệnh hở van tim gây rối loạn máu lưu chuyển giữa các buồng tim, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng suy tim rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Bệnh hở van tim hay còn gọi là suy van. Đây là tình trạng các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài,… khiến cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van. Hở van tim sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược.

Nguyên nhân gây hở van tim

Bệnh hở van tim có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Do bẩm sinh

Những trẻ bị hở van tim ngay từ khi còn ở trong bào thai, thường gặp ở van động mạch chủ được gọi là khuyết tật van tim bẩm sinh.

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim làm thay đổi cấu trúc tim, gây giãn các buồng tim và gây hở van tim. Bệnh về cơ tim có thể gặp trước khi sinh hoặc là biến chứng của một số bệnh khác như sốt virus, viêm nội tâm mạc.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim làm tổn thương dây chằng van và gây hở van, thường gặp ở van hai lá và van động mạch chủ.

Do tuổi tác

Tuổi cao có thể khiến van tim trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, vôi hóa van tim làm van tim dày lên và xơ cứng, hạn chế lưu lượng máu đi qua.

Bệnh thấp tim

Tổn thương van tim do liên cầu khuẩn còn được gọi là bệnh thấp tim, chúng khiến cho van tim bị dày dính, co kéo hoặc vôi hóa, lâu ngày dẫn đến đóng không kín, gây tình trạng hẹp hoặc hở van.

Sa van hai lá

Sa van hai lá khiến van tim nằm giữa buồng tim trên và buồng tim dưới đóng không đúng, bị lồi lên gây hở van tim. Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng dễ gây hở van tim như động mạch vành, tăng huyết áp, phình động mạch chủ, ….

Bệnh hở van tim có chữa được không?

Hầu hết người bệnh bị hở van tim có thể điều trị bằng thuốc, can thiệp phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim.

hở van tim có chữa được không?

Bệnh hở van tim nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị có thể gây tình trạng suy tím rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Điều trị bằng thuốc

Điều trị thuốc chỉ có thể giúp kiểm soát hoặc làm giảm các triệu chứng đau, giảm gánh nặng cho tim và làm chậm quá trình phát triển của bệnh mà không làm hết hở van tim. Những điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ không phải can thiệp phẫu thuật vì vậy đây là phương pháp ưu tiên trong trường hợp bệnh hở van tim ở mức độ nhẹ. Một số thuốc được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông,…

Can thiệp hoặc phẫu thuật

Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp can thiệp qua da hoặc phẫu thuật tim mở phụ thuộc vào từng mức độ tổn thương van. Can thiệp (thay van tim qua da) là một kỹ thuật hiện đại nhưng chi phí còn cao. Vì vậy hiện nay nếu cần can thiệp phẫu thuật thường áp dụng phương pháp phẫu thuật tim với các trường hợp van tim cần thay thế.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hở van tim, mức độ hở van ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháo điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Điều trị bệnh hở van tim ở đâu?

Điều trị bệnh hở van tim cùng chuyên gia

Đại tá., PGS.TS., Bác sĩ CKII Nội chung.,Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch hàng đầu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. (ảnh minh họa)

Hệ thống Y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Tim mạch giỏi hàng đầu hiện nay như Đại tá., PGS.TS., Bác sĩ CKII Nội chung.,Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh là chuyên gia hàng đầu về Tim mạch với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1– Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và có hơn 30 năm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo, để biết phương pháp điều trị tại hệ thống y tế Thu Cúc  bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital