Hệ thống tiêu hóa có một hoặc một số bộ phận gặp vấn đề là có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vậy Bệnh đường tiêu hóa là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng của các bệnh tiêu hóa qua bài viết sau đây:
Menu xem nhanh:
1. Bệnh đường tiêu hóa là gì?
Trước khi đến với khái niệm bệnh đường tiêu hóa, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa bình thường sẽ bao gồm đường tiêu hóa cùng với các cơ quan phụ trợ tiêu hóa. Trong đó hệ thống đường tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, trực tràng, ruột non, ruột già và ống hậu môn, hậu môn. Cơ quan phụ trợ tiêu hóa bao gồm: răng, môi, lưỡi, tuyến nước bọt, má, tuỵ, gan cuối cùng là túi mật.
Bệnh đường tiêu hóa là khi hệ thống đường tiêu hóa xuất hiện các vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, nước uống. Một số loại bệnh về đường tiêu hóa phổ biến là rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, sỏi mật, trĩ, xơ gan…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đường tiêu hóa là từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên do trực tiếp như:
2.1 Chế độ ăn không lành mạnh
Sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính acid hoặc chứa nhiều hóa chất công nghiệp độc hại là một trong các nguyên nhân chủ yếu của bệnh đường tiêu hóa. Điển hình như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,… Những loại đồ ăn này sẽ làm tăng tính acid trong dạ dày. Việc này nếu kéo dài thì rất dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày.
Việc ăn uống không lành mạnh sẽ làm cho nồng độ pH máu bị acid hóa. Khi đó các tế bào khỏe mạnh rất khó sống trong môi trường này đồng thời tạo cơ hội cho các tế bào bệnh, đặc biệt là ung thư phát triển.
2.2 Nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa là gì? – Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của đường tiêu hóa. Nếu thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng sẽ tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra khi ăn vội, nhai không kỹ từ đó gây áp lực lên dạ dày cũng là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh tiêu hóa.
Bạn cũng nên bỏ thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại cũng như để bụng quá đói hoặc quá no. Vì khi đó dạ dày sẽ làm việc quá sức, hoạt động nhu động ruột co bóp chậm lại, lượng dịch tiêu hóa không đủ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
2.3 Không vận động nhiều
Việc lười không vận động nhiều là đến từ những thói quen, nó có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, bệnh trĩ…Vận động hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa đưa dinh dưỡng di chuyển dọc theo cơ thể.
2.4 Do căng thẳng, stress
Bạn đang trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, stress nhiều cũng sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Các chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi bị stress trong đó có serotonin có vai trò hỗ trợ điều tiết và kích thích quá trình tiêu hóa.
3. Triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa là gì?
Tùy theo từng bệnh cụ thể mà biểu hiện sẽ khác nhau:
3.1 Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày
– Đau bụng: Khi bị loét dạ dày thì đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất. Khi bị viêm loét dạ dày người bệnh thường có cảm giác đau vùng bụng, vùng thương vị. Xuất hiện các cơn đau bụng co thắt hoặc từng cơn gây cảm giác khó chịu.
– Ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn và nôn, có trường hợp nôn ra máu
– Cảm giác nóng rát vùng thượng vị
– Không muốn ăn, không ngon miệng, cảm giác mệt mỏi, sụt cân
– Táo bón, tiêu chảy thất thường
3.2 Triệu chứng bệnh viêm đại tràng
– Đau bụng: Đây cũng dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp tính phổ biến nhất. Đặc biệt là sẽ bị đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái.
– Rối loạn đại tiện: Khi viêm đại tràng người bệnh thường đi phân lỏng nhiều ngày, phân có nhầy có thể có máu.
– Mệt mỏi, không muốn ăn, luôn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu
– Mất ngủ, trí nhớ giảm, thường hay cáu gắt,có kèm sốt
3.3 Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một bệnh xuất hiện do có sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng, kèm sự thay đổi vấn đề đại tiện. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh này bao gồm:
– Đầy hơi: căng bụng, đầy hơi trung tiện một cách liên tục.
– Đau bụng với các cơn đau thường xuất hiện ở phía trái hoặc có thể ở một số vị trí khác tại vùng bụng. Mức độ cơn đau tùy theo vào tình trạng bệnh, có thể là cơn đau âm ỉ nhưng cũng có thể dữ dội.
– Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng bị ợ hơi, ợ chua.
– Rối loạn đại tiện: sẽ có sự bất thường trong việc đại tiện. Ngoài ra còn có hiện tượng đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên.
4. Cách phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa
4.1 Ăn đúng cách, khoa học
Ăn đúng giờ, nhai chậm, nhai kỹ, không bỏ bữa, không vừa ăn vừa uống hay vừa xem tivi, nghịch điện thoại… Mục đích là để tránh bị nghẹn, sặc khi ăn, từ đó có thể bảo vệ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động của dạ dày tốt hơn.
4.2 Phương pháp phòng bệnh đường tiêu hóa là gì? – Uống nhiều nước
Hạn chế nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa bạn nên uống đủ nước hơn bình thường. Nó có thể giúp cho tiêu hóa hoạt động được bình thường. Bạn có thể chọn nước điện giải ion kiềm thay cho nước để uống mỗi ngày. Nó có thể ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa tối ưu nhất. Vì trong nước điện giải ion kiềm có nhiều tính kiềm tự nhiên, từ đó giúp cân bằng môi trường axit – kiềm trong cơ thể. Việc bổ sung dồi dào hydro phân tử, giúp việc loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa một cách tốt nhất. Các phân tử nước siêu nhỏ ở nước điện giải có thể giúp đào thải chất độc trong cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra nó còn giàu vi khoáng và giúp bổ sung khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
4.3 Chọn thực phẩm lành mạnh
Hạn chế ăn các thức ăn nhiều acid, chất kích thích và thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tích cực ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc. Hoặc bạn nên chọn sử dụng nhiều các loại rau củ như cải bó xôi, mồng tơi, rau dền, rau ngót, khoai lang, diếp cá, bông cải xanh, mướp, bí, chuối,… Mục đích là để cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể từ đó giúp hạn chế, ngăn ngừa được các bệnh táo bón, bệnh đường ruột…
4.4 Vận động thường xuyên
Tích cực tập thể dục thể thao, vận động điều độ mỗi ngày, vừa rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Những vận động này trực tiếp thúc đẩy hoạt động nhu động ruột, cũng như góp phần hạn chế được nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa như táo bón…
Hy vọng với những thông tin chia sẻ về bệnh đường tiêu hóa là gì và các nguyên nhân triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa đã giúp bạn hiểu hơn. Từ đó có thể chủ động hơn trong việc tìm các biện pháp phòng tránh, bảo vệ và chăm sóc hệ tiêu hóa của chính mình và người thân.