Bệnh đau mắt hột có lây không, điều trị như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đau mắt hột là một trong số những bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm do virus gây ra, có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị lực nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề bệnh đau mắt hột có lây không và các cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả thông qua bài viết sau.

1. Bệnh mắt hột là gì?

Tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia Trachomatis gây ra ở mắt được gọi là bệnh đau mắt hột. Bệnh diễn ra ở kết mạc sụn mi trên, kết mạc nhãn cầu trên của mắt. Tình trạng bệnh diễn ra âm thầm, dẫn tới đỏ tấy và nhiễm trùng ở trên kết, giác mạc mắt.

Khi bị bệnh, mọi người thường phát hiện các hạt, chấm trắng hoặc hồng rải rác trên diện kết mạc sụn mi. Các hạt này phát triển lớn dần lên trên bề mặt kết mạc hoặc rùa vùng giác mạc. Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhìn mà bệnh còn có nguy cơ gây viêm nhiễm giác mạc, viêm nội nhãn…

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết tình trạng đau mắt hột ở người bệnh là:

– Ngứa mắt

– Kích ứng mắt

– Chảy nước mắt

– Mắt có nhiều ghèn, gỉ

– Đau mắt

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Nhìn mờ, khó nhìn

– Xuất hiện hột ở mắt

– Xuất hiện nhú gai

– Sẹo ở kết mạc mí mắt…

Tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia Trachomatis gây ra ở mắt được gọi là bệnh đau mắt hột

Tình trạng viêm kết mạc, giác mạc do một loại vi khuẩn có tên là Chlamydia Trachomatis gây ra ở mắt được gọi là bệnh đau mắt hột

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã mắc bệnh đau mắt hột và cần tới ngay các cơ sở y tế để được khám và xử trí đúng cách.

2. Đau mắt hột có lây không?

Tác nhân chính gây nên bệnh đau mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Do vậy, bệnh đau mắt hột có thể lây lan thành dịch nếu gặp các điều kiện thuận lợi.

Vi khuẩn gây bệnh đau mắt hột có thể tồn tại thời gian dài trong môi trường tự nhiên. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch từ mắt, khăn mặt, quần áo, đồ dùng của người bệnh. Tình trạng vệ sinh thân thể kém, môi trường ô nhiễm, ẩm thấp là những tác nhân khiến cho bệnh dễ lây lan hơn.

Trẻ nhỏ từ 4-6 tuổi thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng kém, nguy cơ bị lây nhiễm cao khi tới những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viện…

Nếu không điều trị kịp thời và có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, nguy cơ bùng dịch là rất lớn. Bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thị lực, gây nhìn mờ, khó nhìn và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

Đau mắt hột có lây không theo bác sĩ nhãn khoa là có thể lây truyền qua tiếp xúc với dịch từ mắt, đồ dùng cá nhân của người bệnh

Đau mắt hột có lây không theo bác sĩ nhãn khoa là có thể lây truyền qua tiếp xúc với dịch từ mắt, đồ dùng cá nhân của người bệnh

3. Điều trị đau mắt hột

3.1 Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc điều trị đau mắt hột, giúp làm giảm tình trạng sưng, viêm ở kết mạc và giác mạc của mắt. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm kháng sinh do nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn, thuốc mỡ tra mắt, thuốc bôi quanh mắt để giảm viêm. Đồng thời, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc nhỏ nước mắt nhân tạo cho người bệnh. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần vệ sinh mắt kỹ lưỡng và bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng.

3.2 Điều trị ngoại khoa

Nếu đau mắt hột dẫn tới tình trạng lông quặm, bác sĩ sẽ chỉ định mổ quặm để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Phẫu thuật mổ quặm khá phức tạp, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, chăm sóc mắt, tái khám định kỳ để mắt nhanh hồi phục.

Điều trị đau mắt hột bằng thuốc hoặc phẫu thuật cần phải được chỉ định bởi bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn

Điều trị đau mắt hột bằng thuốc hoặc phẫu thuật cần phải được chỉ định bởi bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn

4. Phòng ngừa đau mắt hột

Để phòng ngừa lây bệnh đau mắt hột, mọi người cần lưu ý:

– Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước ấm sạch hoặc khăn ẩm và massage nhẹ nhàng vùng mắt để kích thích mạch máu lưu thông.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt và giữ gìn vệ sinh thân thể khoa học để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.

– Sử dụng đồ điện tử một cách khoa học, luôn có thời gian nghỉ sau khoảng 45 phút làm việc trên máy tính, điện thoại…

– Tránh sử dụng đồ điện tử trong thời gian quá dài, trong điều kiện ánh sáng hạn chế.

– Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đồ dùng cá nhân, nguồn nước, không khí…

– Đeo kính bảo vệ mắt để chống bụi, chống ánh nắng trực tiếp giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương mắt.

– Ăn những thực phẩm giàu vitamin A, E, C để tăng cường sức khỏe thị lực, tránh những thực phẩm quá cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ…

– Khám mắt định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường giúp các bác sĩ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Chăm sóc mắt khoa học và thăm khám định kỳ để phòng ngừa lây bệnh đau mắt hột

Chăm sóc mắt khoa học và thăm khám định kỳ để phòng ngừa lây bệnh đau mắt hột

Hy vọng, những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn về băn khoăn đau mắt hột có lây không. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Do vậy, bạn nên chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt để được các bác sĩ xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital