Bệnh dạ dày mạn tính

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Bệnh dạ dày rất phổ biến, trong đó có thể cấp tính và thể mạn tính. Bệnh dạ dày mạn tính là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ, không dữ dội. Cùng tìm hiểu về bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh dạ dày mạn tính là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ

Bệnh dạ dày mạn tính là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày trong thời gian kéo dài, biểu hiện thường âm ỉ

Nguyên nhân gây bệnh dạ dày mạn tính

Những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính:

– Do vi khuẩn. Nguyên nhân gây viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) chiếm đến 70-80% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Mọi người có thể bị lây nhiễm vi khuẩn từ lúc còn nhỏ. Việt Nam thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm khuẩn HP cao, với tỷ lệ khoảng hơn 70% ở người lớn.

– Do tự miễn

– Do áp lực, căng thẳng tâm lý

– Do thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, sở thích ăn các đồ quá chua, cay, nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày cũng dẫn đến bệnh dạ dày mạn tính.

– Do hút thuốc lá, uống rượu nhiều.

– Do tiếp xúc và bị nhiễm hóa chất.

– Do dùng các thuốc như NSAiDs.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày mạn tính.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày mạn tính.

Triệu chứng bệnh dạ dày mạn tính

Bệnh dạ dày mạn tính ở thời kì đầu thường diễn ra kín đáo. Thậm chí không xuất hiện triệu chứng, hoặc có nhưng không rõ ràng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

– Đau âm ỉ vùng thượng vị không theo chu kỳ.

– Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn khan, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện có thể nát, lỏng hoặc táo bón…

– Các thay đổi ở niêm mạc dạ dày như trợt hoặc loét thể hiện trên hình ảnh chụp X-quang.

– Thiếu máu có thể là dấu hiệu của chảy máu dạ dày, nhận biết được qua xét nghiệm máu.

– Có sự xuất hiện của máu trong phân, biết được qua xét nghiệm phân.

– Có sự xuất hiện của vi khuẩn HP dạ dày, nhận biết qua test thở, xét nghiệm máu hoặc phân. Vi khuẩn HP cũng có thể được xác định khi nội soi sinh thiết dạ dày.

Khi có các triệu chứng bệnh dạ dày mạn tính, người bệnh cần đến bệnh viện khám sớm để được điều trị kịp thời.

Khi có các triệu chứng bệnh dạ dày mạn tính, người bệnh cần đến bệnh viện khám sớm để được điều trị kịp thời.

Bệnh dạ dày mạn tính nguy hiểm đến đâu?

Bệnh dạ dày mạn tính có thể dẫn tới loét dạ dày, polyp dạ dày, các khối u lành tính, và thậm chí là ung thư dạ dày. Một số trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm dạ dày tự miễn. Các trường hợp này sẽ tiến triển gây ra tình trạng viêm dạ dày teo. Viêm dạ dày teo phá hủy các tế bào ở niêm mạc dạ dày – vốn có chức năng sản xuất acid và men tiêu hóa. Viêm dạ dày teo có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng như: ung thư dạ dày và u lympho liên quan tới niêm mạc dạ dày.

Cách điều trị bệnh dạ dày mạn tính có vi khuẩn HP

Khi có các triệu chứng bệnh dạ dày mạn tính, người bệnh cần đến bệnh viện khám sớm để được điều trị kịp thời.

Chữa bệnh dạ dày mạn tính cần kết hợp giữa điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Cụ thể như sau:

– Điều trị giảm tiết acid dạ dày và dịch vị dạ dày là những vấn đề có liên quan đến sự hình thành bệnh dạ dày mạn tính.

– Dùng các thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày để tăng cường bảo vệ cơ quan này.

– Dùng thuốc diệt vi khuẩn HP.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital