Bé bị viêm họng phải làm sao?kiến thức xử trí

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê
Viêm họng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em, khiến các mẹ lo lắng, băn khoăn không biết bé bị viêm họng phải làm sao và làm cách nào để phòng tránh cho trẻ bị viêm họng. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức xử trí khi bé bị viêm họng

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng (ảnh minh họa)

  • Do virus: virus xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các virus gây nên viêm họng ở trẻ như: virus cúm, virus sởi; vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu…
  • Do thay đổi thời tiết: Trẻ thường bị viêm họng trong những ngày đầu tiên chuyển lạnh hay nóng đột ngột, những ngày ẩm ướt, bệnh thường kéo dài một tuần, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời bệnh có thể kéo dài lâu hơn
  • Do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm: khói bụi, khói thuốc, khói than,… gây cản trở hô hấp và viêm họng
  • Ngoài ra, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ít vệ sinh răng miệng, họng cũng có khả năng bị viêm họng.

Những triệu chứng viêm họng thường gặp ở trẻ em

– Thông thường triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm họng là đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi toàn thân…

– Sau khoảng 1-2 ngày: trẻ sốt cao, lười ăn, hay quấy khóc, cổ họng sưng đau gây cảm giác khô, nóng ở cổ họng, khát nước, ho nhiều, sưng hạch ở cổ

Viêm họng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời, không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tái phát nhiều lần hoặc gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng

Đau họng, sốt cao, ho khan, sổ mũi là những dấu hiệu thường gặp khi bé bị viêm họng (ảnh minh họa)

Cách chăm sóc khi bé bị viêm họng

– Nếu chứng viêm họng của trẻ không đỡ, sốt cao trên 38,5 độ C, hoặc có dấu hiệu bất thường cần phải đưa trẻ đi bệnh viện khám để được điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ vì bệnh sẽ không khỏi mà đôi khi còn gây nguy hiểm, đặc biệt là làm cho vi khuẩn kháng thuốc, nếu trẻ bị tái lại thì rất khó điều trị. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ luôn thắc mắc bé bị viêm họng phải làm sao?

– Viêm họng nhẹ, không sốt cao:

Không cần điều trị bằng thuốc, có thể chăm sóc trẻ tại nhà, giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân cho con.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ: Cho con súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm (10%), dùng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng cho con, tránh dùng nước muối quá mặn rất dễ gây tổn thương các tế bào ở miệng, họng. Đặc biệt cho con súc họng trước và sau khi ngủ. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ 1 tuổi bị viêm họng thì mẹ cần dùng nước muối loãng để rửa mũi, họng cho bé.

Khi trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) cha mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng phù hợp với thời tiết để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ: bổ sung vitamin C từ hoa quả như chuối, cam, quýt, bưởi… để tăng sức đề kháng cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng bé bị mất nước do sốt viêm họng.

Cách phòng tránh viêm họng cho trẻ

Đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên qua đó các bác sĩ sẽ có những đánh giá tổng quát về sức khỏe của trẻ, bổ sung chất cho trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị viêm họng kịp thời, tránh để viêm họng tái lại

Đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị viêm họng kịp thời, tránh để viêm họng tái lại

Ngoài ra cần lưu ý những điều sau:

– Giữ vệ sinh cho trẻ:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ, người lớn cũng cần rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ để tránh lây truyền vi khuẩn cho trẻ. Không tắm cho bé ngay sau khi bé vận động nhiều hoặc đổ nhiều mồ hôi điều này dẫn đến thân nhiệt thay đổi đột ngột gây ra viêm họng hoặc cảm lạnh ở trẻ.

Vệ sinh đồ chơi, các vật dụng trẻ hay dùng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn cho trẻ.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió mạnh hay nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi ngủ nên cho quạt ở ngoài màn để cản bớt gió, nhiệt độ điều hòa cần duy trì ở mức 25-26 độ C, tránh sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài phòng. Không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh, nếu nóng quá sẽ tiết mồ hôi, mồ hôi không được thoát ra ngoài sẽ hấp thu ngược và gây nên viêm họng.

Nếu cần tư vấn thêm về viêm họng ở trẻ hoặc đặt lịch khám sức khỏe cho bé tại chuyên khoa nhi của hệ thống y tế Thu Cúc bạn liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital