Bị tắc vòi trứng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng đầy là một dạng bệnh lý có khả năng điều trị được với tỉ lệ thành công cao và người bệnh vẫn có khả năng thực hiện thiên chức làm mẹ được bình thường. Vậy phương pháp thông tắc vòi trứng nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất?
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng bị tắc vòi trứng là gì?
Trong cơ thể mỗi người phụ nữ sẽ có hai vòi trứng, đây là bộ phận nối từ buồng trứng tới tử cung. Tuy nhiên, khi hiện tượng tắc vòi trứng diễn ra thì vòi trứng bị chít hẹp lại, ngăn cản trứng gặp tinh trùng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của người bệnh. Bên cạnh đó đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thai ngoài tử cung (trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển về tử cung làm tổ).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tắc vòi trứng như là viêm nhiễm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, đã từng thực hiện nạo phá thai nhiều lần hoặc do dị tật bẩm sinh khi vừa mới sinh ra đã bị tắc vòi trứng,…
Tuy nhiên, khi bị tắc vòi trứng thì không đồng nghĩa với việc người phụ nữ không thể mang thai. Bởi vì, trong cấu tạo của cơ thể có 2 vòi trứng cho nên nếu như một vòi trứng bị tắc nghẽn thì vòi còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường, vẫn đảm bảo nhận được trứng khi trứng rụng, vẫn có kinh nguyệt nhưng tỉ lệ thụ thai thành công vẫn phần nào thấp hơn so với bình thường.
2. Bị tắc vòi trứng được phát hiện thông qua phương pháp nào?
Vòi trứng là bộ phận có kích thước rất bé và để kiểm tra được tình trạng bị tắc nghẽn thì không phải bất kỳ phương pháp nào cũng có khả năng dễ dàng nhìn thấy được. Hiện nay, để kiểm tra chính xác xem vòi trứng có bị tắc nghẽn hay không thì người bệnh sẽ thường được chỉ định thực hiện một trong 2 phương pháp đó là: chụp cản quang với vòi trứng và siêu âm đầu dò âm đạo.
2.1 Chụp cản quang với vòi trứng
Thời điểm tốt và phù hợp nhất để tiến hành chụp cảng quang vòi trứng đó là sau khi người bệnh sạch kinh từ 2-3 ngày. Sau khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ âm đạo cũng như tử cung thì các bác sĩ sẽ tiến hành bơm vào buồng tử cung một ít dung dịch có chứa chất cản quang rồi chụp X-quang. Từ kết quả được hiển thị trên phim chụp thì các bác sĩ sẽ có căn cứ để kết luận xem bạn có bị tắc vòi trứng hay không.
Phương pháp này có ưu điểm đó là xác định được ống dẫn trứng, vòi trứng có thông suốt hay không, đồng thời cũng xác nhận xem buồng tử cung có điều gì bất thường hay không. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương này đó là khó quan sát được những tổn thương bên ngoài vòi trứng cũng như là niêm mạc ở vòi trứng. Đôi khi phương pháp này không cho ra kết quả chính xác bởi chất cản quang gây co thắt vòi trứng.
Không áp dụng thực hiện phương pháp này đối với những người phụ nghi ngờ hoặc có thai, những người bị dị ứng với chất cản quang hay những người bị chảy máu âm đạo.
2.2 Siêu âm đầu dò âm đạo
Hiện nay, siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp phổ biến nhất được nhiều cơ sở y tế sử dụng để phát hiện và chẩn đoán chính xác được tình trạng tắc vòi trứng ở người phụ nữ. Thông qua siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra được những dấu hiệu lạ xảy ra ở vòi trứng, kiểm tra xem vòi trứng có bị u hay có dấu hiệu tắc dính nào hay không.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ đánh giá được các vấn đề như: Tình trạng bị tắc dính, tắc nghẽn, viêm nhiễm, ứ mủ xảy ra tại vòi trứng; Chẩn đoán và phát hiện có thai sớm; phát hiện được dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ; phát hiện được dấu hiệu của viêm nhiễm, viêm dính tại phần phụ; kiểm tra, phát hiện xem người bệnh có khối u nào bất thường ở buồng trứng, tử cung hay không,…
Với siêu âm đầu dò, người bệnh không cần phải có sự chuẩn bị quá kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý vẫn cần thực hiện siêu âm sau khi sạch kinh 3-5 ngày, vùng kín cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thăm khám hoặc là trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần làm căng đầy bàng quang và yêu cầu uống nước trước khi siêu âm khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
3. Phương pháp điều trị khi bị tắc vòi trứng tốt nhất
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học hiện nay, với mỗi tình trạng tắc nghẽn vòi trứng cũng đều sẽ có những chỉ định riêng để người bệnh được điều trị theo phương pháp phù hợp nhất, bảo vệ được tối đa chức năng của vòi trứng và giúp người phụ nữ không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Có hai phương pháp được áp dụng chính đó là nội khoa và ngoại khoa.
3.1 Điều trị nội khoa
Chữa thông tắc vòi trứng bằng phương pháp nội khoa hay nói cách khác đó là sử dụng thuốc để điều trị. Thông thường những trường hợp bị tắc vòi trứng ở mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Thuốc đặc trị sẽ đóng vai trò làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngăn chặn hại khuẩn phát triển và lây lan rộng gây ra sự tắc nghẽn vòi trứng.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ được phép điều trị nội khoa theo đơn thuốc của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn về liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý mua thuốcđể điều trị.
3.2 Điều trị ngoại khoa
Điều trị tắc nghẽn vòi trứng bằng nội khoa là phương pháp đơn giản và có hiệu quả cao đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn phát hiện ra bệnh khi bệnh đang nằm ở giai đoạn đầu. Lúc đó, người bệnh cần nhờ sự can thiệp ngoại khoa thì mới có thể trị dứt điểm tình trạng tắc vòi trứng. Những phương pháp điều trị ngoại khoa được sử dụng để chữa tắc vòi trứng hiện nay phải kể đến là:
– Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng: Có thể nói, đây là phương pháp điều trị tắc vòi trứng hiệu quả nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng vào ống dẫn trứng để tiến thông, đẩy những mảnh gây tắc hoặc tách những vị trí vòi trứng bị dính.
– Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Phương pháp này bắt buộc phải sử dụng đối với những phụ nữ mắc bệnh tắc vòi trứng đang ở mức độ nặng, không có cách nào có thể thông tắc được thì mới được chỉ định thực hiện.
– Bơm hơi thông tắc vòi trứng: Đây là cách điều trị tắc vòi trứng đối với những người bệnh bị tắc vòi trứng và có thêm tình trạng ứ dịch ở mức độ nhẹ và tắc ở đoạn xa. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ những dải dây xung quanh vòi trứng và loa vòi, từ đó giúp cải thiện khả năng bắt trứng của người bệnh. Sau khi tiến hành phương pháp này, nếu như hai bên vòi trứng hoàn toàn được thông thì bệnh nhân có thể mang thai tự nhiên bình thường. Tỉ lệ thụ thai tự nhiên sau khi bơm hơi thông tắc vòi trứng là 40%.
Nếu như đang phân vân chưa biết lựa chọn cơ sở thăm khám điều trị tắc vòi trứng ở đâu thì Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một địa chỉ uy tín, chất lượng mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và thiết bị phẫu thuật hiện đại sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn hiện tượng tắc vòi trứng là gì cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như có thắc mắc nào hãy nhanh chóng gửi câu hỏi về cho chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!