Bệnh viêm bao quy đầu ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới. Do vậy, nhiều người đang quan tâm đến bệnh lý này nhất là cách điều trị viêm bao quy đầu như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ giải đáp hết thắc mắc của nam giới về bệnh phụ khoa này.
Menu xem nhanh:
1. Viêm bao quy đầu là bệnh gì?
Bao quy đầu là lớp da mỏng bọc bên ngoài đầu dương vật và lỗ tiểu, thực hiện chức năng bảo vệ và duy trì độ ẩm của lớp niêm mạc da quy đầu. Bao da quy đầu sẽ tuột ra khi dương vật bị cương cứng. Có những trường hợp bẩm sinh, bao quy đầu bị hẹp thì dương vật không lộ ra ngoài kể cả trong trạng thái cương cứng. Đây chính là nguyên nhân khiến bộ phận sinh dục nam trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây bệnh do nước tiểu và chất bẩn ứ đọng lại.
Viêm bao quy đầu là hiện tượng nam giới bị vi khuẩn, nấm hoặc các vi sinh vật khác xâm nhập vào bao quy đầu của dương vật gây ra trạng thái sưng đỏ, ngứa hoặc tổn thương. Viêm bao quy đầu có hai giai đoạn chính: cấp tính và mãn tính.
Đây là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở nam giới mọi độ tuổi khi có đến 40% đàn ông đã từng bị mắc bệnh này. Thêm vào đó, những người không thực hiện cắt bao quy đầu, bị lậu hoặc tiểu đường,… có nguy cơ mắc viêm nhiễm bao quy đầu cao hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến bị viêm bao quy đầu
Để có thể điều trị được hiệu quả viêm bao quy đầu, cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh lý này:
– Nam giới bị bao quy đầu hẹp hoặc dài: việc này làm cho dương vật không lộ ra được, bao quy đầu sẽ bịt kín dương vật gây khó khăn cho việc rửa sạch phần quy đầu dương vật. Theo đó, cặn nước tiểu, chất bẩn không thoát ra ngoài, gây ứ đọng và tạo điều kiện vi khuẩn dễ dàng tấn công và phát triển.
– Quan hệ tình dục thiếu an toàn: đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến bệnh lý phụ khoa này. Cụ thể, đàn ông quan hệ với nhiều người, cường độ mạnh, không có biện pháp an toàn khi quan hệ không chỉ dễ dàng bị viêm bao quy đầu mà còn là con đường dễ lây nhiễm các bệnh nam khoa như: lậu, giang mai,…
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách: rất nhiều người không biết cách vệ sinh dương vật sạch sẽ, nhất là trẻ em chưa tự ý thức được việc vệ sinh này. Không lộn bao quy đầu ra để rửa sạch trong khi tắm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
– Cơ địa dễ kích ứng: những trường hợp dương vật thường bị dị ứng với các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh, sữa tắm, nước giặt … cũng có thể dẫn đến hiện tượng viêm bao quy đầu. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không quá thường gặp, nếu bị chỉ nổi đỏ, ngứa ngáy nhưng nhanh chóng chấm dứt hết trong vài ngày.
– Ngoài ra những người đang phải đối mặt với các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm niệu đạo… đều có thể gặp viêm bao quy đầu.
3. Triệu chứng của viêm bao quy đầu
Triệu chứng của viêm bao quy đầu được phân biệt bởi tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân.
3.1 Viêm bao quy đầu cấp tính
Đây là giai đoạn đầu, tình trạng nhiễm bệnh vẫn còn nhẹ. Do đó, mới chỉ xuất hiện những triệu chứng như: ngứa dương vật, lớp da của bao quy đầu bị sưng đỏ, có cảm giác khó chịu khi đi tiểu,…
3.2 Viêm bao quy đầu mãn tính
Khi chuyển sang đến giai đoạn này các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
– Xuất hiện các vết loét có mùi hôi ở bao quy đầu, thậm chí có mủ trắng, máu.
– Ngứa ngáy, đi tiểu đau rát, buốt và đau khi quan hệ tình dục.
– Xuất hiện mùi hôi vô cùng khó chịu ở bộ phận sinh dục
– Giảm ham muốn sinh lý, cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức, không tập trung.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm bao quy đầu không quá trầm trọng. Tuy nhiên vẫn có thể làm biến đổi hình dạng dương vật và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
– Viêm các cơ quan lân cận: tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh.
– Viêm nhiễm tiết niệu: bàng quang, niệu đạo, viêm thận và bể thận, nguy cơ suy thận.
– Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ gây vô sinh cao ở nam giới.
4. Cách điều trị viêm bao quy đầu
Sau khi thực hiện xét nghiệm mủ ở quy đầu dương vật hoặc xét nghiệm máu để khẳng định có bị mắc bệnh hay không, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng hai phương pháp sau:
4.1 Điều trị viêm bao quy đầu bằng thuốc chuyên trị
Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp viêm bao quy đầu nhẹ, mới bị trong thời gian ngắn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi có tác dụng chống viêm, giảm đau và chữa lành các vết loét.
Một lưu ý khi người bệnh điều trị bằng thuốc là người bệnh không được tự ý mua thuốc, không sử dụng đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định rất dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.2 Điều trị hiệu quả bằng phương pháp ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh nhân bị mạn tính, đã điều trị bằng thuốc trong khoảng thời gian nhất định nhưng không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp này. Các kỹ thuật y khoa sẽ được áp dụng để loại bỏ phần da của bao quy đầu như là: cắt bao quy đầu bằng laser, cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu,… Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện được các kỹ thuật này. Song vẫn phải tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật thích hợp.
4.3 Lời khuyên trong quá trình điều trị viêm bao quy đầu
Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bệnh nhân cần áp dụng một số lời khuyên sau đây:
– Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách: dùng nước ấm, luôn để khô thoáng, sạch sẽ; không sử dụng các dung dịch có chất tẩy rửa mạnh,…
– Mặc đồ lót có chất liệu thấm hút tốt, mềm mịn để tránh tổn thương cho bộ phận sinh dục.
– Không nên quan hệ sinh dục trong giai đoạn đang chữa bệnh để phòng lây nhiễm sang người khác.
– Có thể tham khảo các bài thuốc từ tự nhiên: tỏi, tinh dầu tràm, lô hội,…
– Kết hợp ăn uống và tập luyện đầy đủ, khoa học để tăng cường sức khỏe.
Viêm bao quy đầu là căn bệnh có chuyển biến chậm và khả năng ảnh hưởng đến vùng kín cũng như chức năng sinh lý. Vì vậy, nên có phương pháp điều trị kịp thời để tránh bệnh kéo dài, gây ra biến chứng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nam giới.