Menu xem nhanh:
1. Baso là gì?
Baso là viết tắt của Basophil (bạch cầu ái kiềm) thuộc vào loại bạch cầu hạt ít gặp nhất, chỉ với 0-100 tế bào/mm3 máu. Bạch cầu ái kiềm (Baso) có thể được nhận ra dưới kính hiển vi khi được tiếp xúc với chất chỉ thị màu.

Basophil thuộc loại bạch cầu hạt ít gặp (ảnh minh họa)
– Chức năng: Basophil có một số chức năng:
+ Bảo vệ cơ thể bạn khỏi những kẻ xâm lược: Chúng giúp chống lại ký sinh trùng, vi khuẩn, vi-rút và nấm.
+ Gây ra phản ứng dị ứng do chất gây dị ứng và nhiễm trùng: Chúng giải phóng histamine, gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
+ Ngăn ngừa cục máu đông có thể làm chậm quá trình lành vết thương: Chúng giải phóng heparin để ngăn máu đông lại ở khu vực mà sinh vật xâm nhập hoặc chất gây dị ứng đã gây ra tổn thương. Máu cần đến khu vực đó để có thể lành lại.
Basophil khác với một số loại tế bào bạch cầu khác ở chỗ chúng không nhận ra các sinh vật lạ (mầm bệnh) mà chúng đã tiếp xúc. Thay vào đó, chúng tấn công bất kỳ sinh vật nào chúng tìm thấy mà cơ thể bạn không quen thuộc. Basophil tiêu diệt những kẻ xâm lược này bằng cách bao quanh và tiêu thụ chúng (thực bào).
– Bạch cầu ái kiềm (Baso) có giá trị trung bình từ khoảng 0,1-2,5%. Chỉ số Baso tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lá lách, bệnh đa hồng cầu, các bệnh dị ứng, các bệnh rối loạn tăng sinh tủy…Chỉ số Baso giảm do tổn thương tủy xương, stress…
2. Mục đích xét nghiệm chỉ số Baso là gì?
Chỉ số baso trong xét nghiệm máu được thực hiện trong nhiều trường hợp với các mục đích như:
2.1. Để đánh giá tình trạng sức khỏe
Chỉ số Baso là một phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, được thực hiện như một hình thức kiểm tra sức khỏe định kỳ với mục đích theo dõi và kiểm soát được tình trạng của cơ thể, để chẩn đoán bệnh lý, chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường của bệnh nhân.

Xét nghiệm chỉ số Baso giúp kiểm tra và theo dõi được tình trạng sức khỏe.
Baso là một loại tế bào bạch cầu, vậy nên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sẽ đếm tất cả các loại tế bào bạch cầu trong mẫu máu để kiểm tra xem số lượng tế bào bạch cầu của bạn có cao, bình thường hay thấp không. Nồng độ basophil bất thường có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý, nhưng bác sĩ sẽ cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.
2.2. Để theo dõi tình trạng bệnh lý
Vai trò của chỉ số Baso là gì? Qua việc đọc kết quả xét nghiệm máu, trong đó có chỉ số Baso, các bác sĩ có thể theo dõi, kiểm soát được sự tiến triển của bệnh (khi người bệnh đã được xác định mắc phải một số bệnh hoặc tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu như bệnh bạch cầu hay thiếu máu).
2.3. Để theo dõi quá trình điều trị
Khi người bệnh đang trong quá trình điều trị hoặc đang phải dùng thuốc điều trị, qua việc xét nghiệm chỉ số Baso hoặc dựa vào sự thay đổi hàm lượng các chất trong máu,… để giúp bác sĩ theo dõi số lượng tế bào máu, xác định diễn biến cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Điều này hỗ trợ cho việc điều chỉnh liều lượng thuốc cũng như phương pháp điều trị.

Bác sĩ có thể căn cứ vào chỉ số Baso trong máu người bệnh để điều chỉnh phác đồ điều trị.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được Baso là gì và tầm quan trọng của việc xét nghiệm chỉ số Baso. Khi xét nghiệm Basophil, bạn có thể không phải nhịn ăn trước khi tiến hành, nhưng nếu xét nghiệm sinh hóa hoặc miễn dịch thì cần thiết phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Tùy vào loại xét nghiệm máu cần thiết các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể những điều cần làm trước khi xét nghiệm.