Để điều chỉnh những khuyết điểm của răng, một trong những phương pháp hiệu quả lâu dài chính là niềng răng. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc “Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?”
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về niềng răng
Niềng răng sử dụng các khí cụ chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này giúp khắc phục được những nhược điểm như hô, móm, sai lệch khớp cắn, răng thưa….và mang đến hiệu quả lâu dài. Thông thường thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm và thậm chí lâu hơn nếu như khuyết điểm răng phức tạp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ, niềng răng bằng mắc cài nắp tự động, niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt Invisalign.
2. Bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?
2.1 Giai đoạn 7 – 9 tuổi
Đây là giai đoạn đầu tiên mà bố mẹ có thể đưa trẻ đi niềng răng. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ theo dõi, can thiệp, sửa chữa những sai lệch và giúp tạo ra khoảng xương hàm phù hợp để răng vĩnh viễn tiếp tục mọc.
2.2 Giai đoạn 12 – 13 tuổi
Sang đến giai đoạn này, xương của trẻ đã phát triển vững chãi hơn, răng trên hàm đã mọc đầy đủ và phù hợp với việc dùng biện pháp can thiệp. Đây là giai đoạn phổ biến nhất thường được khuyến cáo thực hiện niềng. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp di chuyển và sắp xếp lại răng, đạt được kết quả thẩm mỹ và chức năng tối ưu. Nếu không phải nhổ răng thì thời gian niềng mất khoảng 18 tháng còn nếu phải nhổ răng thì thường mất khoảng 24 tháng.
3. Lợi ích của niềng răng sớm
Tuổi càng cao thì thời gian niềng răng sẽ càng dài, mục tiêu đạt được khớp cắn hoàn chỉnh lại càng khó khăn. Chính vì vậy, tiến hành niềng răng sớm sẽ giúp đơn giản hóa việc điều chỉnh răng vì bác sĩ sẽ tác động kịp thời và thay đổi quá trình dịch chuyển của răng. Ngoài ra, việc niềng răng sớm cũng giúp khả năng ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng miệng không bị ảnh hưởng và tránh được nguy cơ mắc phải những bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
4. Các phương pháp niềng răng
4.1 Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Mang đến hiệu quả lâu dài và chi phí phù hợp là những ưu điểm được người dùng đánh giá về phương pháp này. Với bộ 3 khí cụ chỉnh nha đơn giản là mắc cài, dây cung và dây chun, răng được dần kéo về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, với màu sắc kim loại của mắc cài, phương pháp này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
4.2 Niềng răng bằng mắc cài sứ
Với phương pháp này, tính thẩm mỹ đã có bước cải tiến vượt bậc khi mắc cài được làm bằng chất liệu sứ – một chất liệu có màu sắc tự nhiên và độ bền chắc như răng thật. Chính vì vậy, khi người dùng cười hay giao tiếp thì sẽ đỡ bị lộ hơn.
4.3 Niềng răng bằng mắc cài nắp tự động
Nắp cài tự động được ra đời để loại bỏ dây chun ra khỏi bộ khí cụ chỉnh nha và tránh được những tác hại do phương pháp này gây ra như dây chun tuột, nuốt phải dây chun, dây chun bắn vào lợi…Khi dây cung được đưa vào mắc cài sẽ được nắp tự động giữ chắc chắn ở từng mối mắc cài. Điều này còn giúp giảm số lần tái khám tại các cơ sở nha khoa.
4.4 Niềng răng bằng mắc cài mặt lưỡi
Đây là phương pháp niềng răng mang tính thẩm mỹ cao vì vị trí niềng răng là ở mặt trong của răng và không dễ bị lộ khi giao tiếp. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi nha sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và đã từng thực hiện nhiều ca nắn chỉnh răng bằng mắc cài mặt trong.
4.5 Niềng răng bằng khay nhựa trong suốt
Phương pháp này hoàn toàn khác biệt so với những phương pháp trên. Toàn bộ những khí cụ chỉnh nha truyền thống được thay thế bằng khay nhựa trong suốt có tính thẩm mỹ cao, không dễ lộ, dễ dàng tháo ra khi vệ sinh răng miệng hay khi ăn uống. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này lại khá cao nên bạn cần cân nhắc khả năng tài chính của bản thân trước khi lựa chọn.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giúp giải đáp thắc mắc “bao nhiêu tuổi thì niềng răng được”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề niềng răng, hãy lựa chọn đến thăm khám và nhận tư vấn từ nha sĩ giàu kinh nghiệm tại các cơ sở nha khoa uy tín.