Bao nhiêu tuổi có cao răng, trẻ còn nhỏ đã có cao răng chưa và khi nào nên lấy cao răng cho trẻ,… là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Bày viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Menu xem nhanh:
1. Bao nhiêu tuổi có cao răng, vì sao trẻ xuất hiện cao răng?
Cả ở người trưởng thành và trẻ em, việc hình thành vôi răng diễn ra ngay sau quá trình ăn uống.Vụn thức ăn thừa thường dính vào bề mặt răng nhất là khi không được làm sạch một cách kỹ càng. Lâu dần, những vụn thức ăn này có thể tạo thành lớp vôi răng trên bề mặt răng. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Bao nhiêu tuổi có cao răng? Thực tế, ngay khi trẻ mọc răng và bắt đầu làm quen với thức ăn, đồ ăn dặm, nếu không được vệ sinh cẩn thận, đã có thể hình thành cao răng ở trẻ. Tuy nhiên mắt thường không thể quan sát thấy. Sau thời gian dài tiếp xúc với thức ăn thông qua quá trình ăn nhai, lượng cao răng sẽ dần nhiều lên và dày hơn. Khi đó có thể quan sát được lượng cao răng trên bề mặt răng bằng mắt thường.
Ở những trẻ lớn hơn thì tình trạng bị cao răng càng cao hơn do trẻ ăn được đa dạng các loại thực phẩm. Đồng thời những bữa ăn cũng nhiều hơn, cấu trúc đồ ăn phức tạp hơn nên dễ dàng mắc lại tại các kẽ răng hoặc bề mặt của răng. Thêm vào đó, trẻ ở lứa tuổi nhỏ thường không có thói quen vệ sinh răng một cách kỹ càng nên nguy cơ có cao răng cũng tăng cao hơn so với trẻ nhỏ.
Do đó, để ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến kiểm tra răng thường xuyên. Bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của trẻ và đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp.
2. Lấy cao răng cho trẻ và những điều cần biết
2.1 Lo lắng của nhiều phụ huynh: Có nên cạo cao răng cho trẻ như người lớn?
Việc cạo cao răng cho trẻ như người lớn là một vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều trong lĩnh vực chăm sóc răng của trẻ. Trong khi nhiều người cho rằng việc này có thể giúp làm sạch bề mặt răng và ngăn chặn sự hình thành mảng bám, nhưng cũng có nhiều ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực mà việc cạo cao răng có thể mang lại.
Một số quan điểm cho rằng việc cạo cao răng cho trẻ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và khiến tổn thương nướu. Nướu của trẻ còn đang trong quá trình phát triển, và việc lấy cao răng có thể tác động một lực khá mạnh, có thể gây tổn thương và làm suy giảm sức khỏe nướu.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều chuyên gia khuyến khích phương pháp chải răng thường xuyên và sử dụng bàn chải răng mềm và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều này giúp duy trì sức khỏe nướu và bề mặt răng mà không gây ra những vấn đề tiêu cực có thể xuất hiện khi sử dụng vôi cạo răng.
Tuy nhiên, với những trẻ lớn hơn hoặc rất hay gặp các vấn đề về răng miệng do cao răng gây ra (như viêm lợi), thì việc lấy cao răng để ngăn chặn và điều trị những vấn đề trên là hoàn toàn được khuyến khích. Quan trọng là bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ để được đánh giá chính xác về mức độ phát triển của cao răng và quyết định xem liệu có cần lấy cao răng cho trẻ hay không.
Việc hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách từ giai đoạn sớm là khá quan trọng. Bảo đảm rằng trẻ sử dụng bàn chải răng phù hợp và đánh răng đúng cách là chìa khóa để duy trì sức khỏe răng và nướu cho trẻ một cách an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện định kỳ kiểm tra nha khoa cũng là một phần quan trọng của chăm sóc răng định kỳ cho trẻ.
2.2. Độ tuổi nào có thể đưa trẻ đi lấy cao răng?
Không giới hạn một đột tuổi nhất định nên đưa trẻ đi lấy cao răng mà phải dựa trên tình trạng thực tế của trẻ. Quyết định đưa trẻ đi lấy cao răng là một quyết định quan trọng, và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của răng và nướu của trẻ, tình trạng phát triển của răng, cũng như khả năng hợp tác của trẻ trong quá trình điều trị.
Nếu trẻ có những triệu chứng như sưng, đau rát nướu, cha mẹ cần đưa trẻ đi lấy cao răng có thể giúp giảm bớt tình trạng trên bởi có thể nguyên nhân chính là do cao răng.
Trong một số trường hợp, răng của trẻ khấp khểnh, mọc lệch hoặc một số vấn đề khác có thể khiến việc vệ sinh răng hàng ngày khó khăn hơn, dễ hình thành cao răng hơn nên có thể yêu cầu điều trị lấy cao răng sớm hơn.
Việc lấy cao răng đòi hỏi sự hợp tác từ phía trẻ. Những trẻ có thể lấy cao răng cần đạt độ tuổi để có khả năng ngồi yên và mở miệng một thời gian đủ để bác sĩ nha khoa thực hiện quy trình một cách an toàn và hiệu quả.
Nhìn chung, việc quyết định đưa trẻ đi lấy cao răng cần phải dựa trên một số yếu tố và được thảo luận với chuyên gia nha khoa để đảm bảo quá trình điều trị là an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ. Khi đưa trẻ đến phòng nha khoa, các bác sĩ sẽ đánh giá xem liệu việc lấy cao răng có cần thiết cho trẻ không, và nếu cần, họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình này cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, quan trọng là phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra răng của trẻ, ngay cả khi răng đang bắt đầu mọc thay vì quan tâm bao nhiêu tuổi có cao răng.
2.3 Lời khuyên dành cho cha mẹ để hạn chế cao răng cho trẻ em
Một số lời khuyên sau đây được các nha sĩ đưa ra để hạn chế việc hình thành cao răng từ sớm cho trẻ:
– Cho trẻ đánh răng càng sớm càng tốt và đánh đúng cách. Ví dụ trẻ nhỏ mới mọc răng có thể đánh bằng nước muối loãng ấm, trẻ lớn hơn có thể đánh răng bằng kem đánh răng cho trẻ em,… Việc đánh răng sớm giúp hình thành ý thức vệ sinh răng miệng ngay từ nhỏ cho trẻ.
– Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt, bánh kẹo hoặc những thức ăn sản sinh nhiều axit, có thể gây hại cho răng miệng/
– Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng mỗi lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc liên quan đến vấn đề lấy cao răng ở trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.