Hành trình làm mẹ không hề đơn giản. Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ nào cũng sẽ trải qua muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, hạnh phúc có, lo lắng có, và hồi hộp cũng có. Được ôm con trong vòng tay là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, sau sinh, một số mẹ sẽ phải đối mặt với những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong số đó, không thể không thể tới băng huyết sau sinh – biến chứng nguy hiểm mà mẹ nên biết
Menu xem nhanh:
1. Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là hiện tượng âm đạo chảy máu ồ ạt trong vòng 24 giờ kể từ lúc sinh con, lượng máu chảy ra lớn hơn 500ml thậm chí tới 1% lượng máu cơ thể. Đây là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở các bà mẹ sau sinh.
Băng huyết sau sinh được chia thành 2 loại:
- Băng huyết nguyên phát: đây là hiện tượng đường sinh dục của người mẹ bị mất hơn 500ml máu trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh. Theo thống kê, cứ 100 người mẹ, thì sẽ có khoảng 5 mẹ mắc băng huyết nguyên phát.
- Băng huyết thứ phát: đây là hiện tượng đường sinh dục của người mẹ chảy quá nhiều máu và âm đạo có dấu hiệu bất thường từ sau 24 giờ đến 12 tuần đầu tiên sau sinh. Theo thống kê, cứ 100 người mẹ, thì sẽ có khoảng 2 mẹ mắc băng huyết thứ phát.
Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 100.000 người bị băng huyết sau sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ các mẹ bị mắc bệnh lý này chiếm từ 3 – 8%. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến các bà mẹ bị tử vong sau sinh.
2. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết sau sinh ở người mẹ. Trong số đó, đờ tử cung, sự bất thường của bánh nhau, tổn thương đường sinh dục và rối loạn đông máu là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Đờ tử cung
Sau khi sinh con tử cung sẽ co hồi trở về trạng thái cũ, điều này sẽ khiến hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì máu sẽ chảy tự do, gây xuất huyết khó cầm. Các yếu tố dẫn đến đờ tử cung thường là do:
- Tử cung yếu: hiện tượng này thường xảy ra với những sản phụ đã sinh con nhiều lần, bị u xơ tử cung, hay bị dị dạng tử cung
- Tử cung quá căng: hiện tượng này thường xảy ra với những sản phụ mang thai quá to, sinh đôi, sinh ba, hoặc đa ối
- Bị nhiễm trùng ối, thời gian chuyển dạ kéo dài, bị thiếu máu và suy nhược cơ thể trong suốt thời gian mang thai
- Bị mắc bệnh rối loạn đông máu
- Mang thai sau 35 tuổi
- Mắc tiền sử băng huyết sau sinh
Sự bất thường của bánh nhau
Sự bất thường của bánh nhau cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Sự bất thường về bánh nhau mà sản phụ hay gặp nhất phải kể đến: nhau thai thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, diện tích bánh nhau lớn.
Tổn thương đường sinh dục
Một số trường hợp gây tổn thương đường sinh dục như tử cung, âm đạo của sản phụ bị vỡ hoặc rách do khó đẻ, đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới băng huyết sau sinh.
Rối loạn đông máu
Các bệnh lý rối loạn đông máu có thể dẫn đến băng huyết sau sinh và gây ra các biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
3. Dấu hiệu nhận biết băng huyết sau sinh
- Chảy nhiều máu liên tục ở đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh
- Máu chảy ra ngoài có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, bị vón cục hoặc loãng
- Da xanh xao bất thường, niêm mạc nhợt nhạt
- Chân tay lạnh buốt, vã mồ hôi, huyết áp tụt
- Nhịp tim tăng nhanh, không đều
- Số lượng hồng cầu sụt giảm
- Tử cung bị mềm, nhão, không co hồi tốt
- Sưng và đau ở vùng âm đạo
- Trên xương vệ không tìm thấy khối cầu an toàn
4. Bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?
Băng huyết sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, sản phụ sẽ có nguy cơ mắc phải một số biến chứng lâu dài với sức khỏe như:
- Hội chứng bị thiếu máu
- Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch
- Hội chứng sheehan khiến cơ thể sản phụ bị suy nhược, thiếu sữa mẹ, và thậm chí là vô kinh.
- Cắt tử cung
- Suy thận
- Suy đa tạng
5. Biến chứng của băng huyết sau sinh
Biến chứng của băng huyết sau sinh dựa vào mức độ mất máu, cầm máu và việc hồi sức của sản phụ. Một số biến chứng phổ biến nhất của hiện tượng này là: choáng do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trùng hậu sản, thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng sheehan, cắt tử cung, thậm chí tử vong.
6. Phòng tránh băng huyết sau sinh
Để phòng tránh băng huyết sau sinh, sản phụ nên lưu ý:
- Đi khám thai định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt 9 tháng mang thai
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt
- Bổ sung thêm sắt theo chỉ định của bác sĩ
- Sản phụ phải được chăm sóc cẩn thận sau sinh
- Luôn giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
- Trong trường hợp vẫn còn sản dịch, không được quan hệ vợ chồng
7. Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa băng huyết sau sinh?
Để ngăn ngừa băng huyết sau sinh, điều quan trọng là mẹ bầu nên biết mình có nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh không từ đó có biện pháp phòng ngừa và dự phòng như là tìm một bệnh viện uy tín để vượt cạn. Nếu không may sự cố này xảy ra thì mẹ sẽ được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là địa chỉ uy tín được hàng trăm ngàn mẹ bầu trong nước và nước ngoài lựa chọn là nơi đón con yêu. Bởi tại đây ngoài việc quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản khoa đầu ngành giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, xử trí an toàn những ca sinh khó (đờ tử cung, mổ đẻ lần 5, dây rốn quấn cổ 4 vòng, mổ đẻ kết hợp cắt vách ngăn tử cung…) thì Thu Cúc còn sở hữu cơ sở vật chất, máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn thế, không gian bệnh viện rộng rãi, thoáng đãng, sạch sẽ như khách sạn, chế độ chăm sóc tận tâm, chu đáo sẽ làm hài lòng các mẹ bầu và người nhà khi thăm khám hay vượt cạn tại đây.