Chào bác sĩ, em mới sinh con được 3 tháng, đi khám phát hiện bị áp xe vú, bị sốt và cần phải uống thuốc kháng sinh. Có người khuyên trong thời gian này không nên cho con bú. Vậy bác sĩ cho em hỏi bị áp xe vú có cho con bú được không? Mong được các bác sĩ tư vấn. ( Ngọc Hà – Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn Ngọc Hà, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về với chuyên mục tư vấn sức khỏe của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, với thắc mắc áp xe vú có cho con bú được không của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Menu xem nhanh:
1. Áp xe vú là gì?
Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô bị viêm. Do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú gây ra nhiễm khuẩn ở các ống dẫn sữa và các tuyến sữa.
Cơ thể người mẹ sẽ cố gắng để loại bỏ các tác nhân nhiễm trùng này bằng cách đưa một số lượng lớn các bạch cầu để chống lại các vi khuẩn đến khu vực bị nhiễm bệnh. Trong quá trình tiêu diệt với vi khuẩn, các tế bào máu trắng sẽ chết đi, vi khuẩn, các mô chết tồn tại ở trong vú dẫn đến các mô bị viêm tạo thành mủ gây nên hiện tượng đau đớn.
Những dấu hiệu áp xe vú thường gặp có thể kể đến như:
- Bệnh nhân sốt cao, rét run
- Vú sưng, nóng, đỏ, đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm, hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng
- Siêu âm vú có chứa nhiều ổ dịch
- Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm CRP dương tính
- Chò dò ổ viêm có mù, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ
- Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú
2. Áp xe vú có cho con bú được không?
Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị áp xe vú là do tắc tuyến sữa hoặc do vú bị nhiễm khuẩn gây ra. Khi bị áp xe vú các mẹ bầu vẫn có thể cho em bú bình thường. Nếu như bị bệnh áp xe vú trong thời gian đang cho con bú, các mẹ cần phải cho con bú đúng cách. Phần sữa bé không bú hết và thấy phần vú cương đau, mẹ hãy hút ra ngay cho rỗng tia. Một số trường hợp nếu cho bé bú không đúng cách sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Đối với những trường hợp bị áp xe vú khi bé đang trong giai đoạn mọc răng từ 7-8 tháng, các mẹ nên cân nhắc đến việc cho con bú bằng sữa mẹ. Thay vì cho trẻ bú trực tiếp núm, mẹ hãy vắt sữa ra cho bé bú bình, như vậy sẽ tốt hơn. Bởi vì các mẹ đang trong giai đoạn điều trị bệnh áp xe vú, cần phải bảo vệ núm vú khỏi các vi khuẩn xâm nhập và tránh cho bệnh trở nên nặng hơn.
3. Cách phòng tránh áp xe vú
Để phòng ngừa bệnh áp xe vú, các mẹ bầu cần phải chú ý những vấn đề sau đây:
- Vệ sinh phần bầu ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú, chú ý đến phần núm vú. Dùng khăn sạch thấm nước để lau đầu vú.
- Tránh gây rạn nứt phần đầu núm vú và cần phải hút sữa ra khi bé bú không hết
- Không nên để bầu ngực căng tức
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết để sữa được thơm ngon, kích thích tiết sữa và tránh tình trạng tắc tia sữa.
- Thường xuyên rửa tay, tắm giặt sạch sẽ bằng xà phòng để tiệt trùng
Bị áp xe vú có cho con bú được không cùng với tất cả những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn Ngọc Hà giải đáp được thắc mắc của mình. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của áp xe vú, các mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết.
Xem thêm
>> U nang vú có ảnh hưởng tới lượng sữa cho con bú?
> Giảm cân nhanh sau sinh mà vẫn nhiều sữa
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc